Câu chuyện mới của mỹ thuật đương đại Việt Nam

Với khả năng tiếp nhận nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, các nghệ sĩ có thể tạo dựng và duy trì mạng lưới, không gian kết nối rộng khắp, mở ra câu chuyện mới của mỹ thuật đương đại Việt Nam.

Sự hòa điệu đẹp đẽ

“Tôi đến với workshop và triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting lần thứ 7 vẫn theo tinh thần hòa điệu như những lần tham gia trước đây. Sự kiện rơi vào đúng tiết trời thu nên tôi thể hiện góc phố mùa thu Hà Nội. Hy vọng thông qua sáng tác của mình, bạn bè, nghệ sĩ quốc tế sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của con người, phong cảnh thủ đô, không chỉ vậy mà hiểu cả phong cách nghệ thuật, tạo hình, nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ Việt Nam” - họa sĩ Đặng Hiệp chia sẻ về tác phẩm được sáng tác trong 6 ngày làm việc tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (29.10 - 3.11).

Tâm thế giao hòa, kết nối và thoải mái trong sáng tạo nghệ thuật cũng là điều mà nghệ sĩ Vũ Đình Tuấn mang tới Hanoi Art Connecting năm 2024. Họa sĩ tâm sự, năm nào đến với sự kiện anh cũng sáng tác tranh bộ trên các chất liệu thông thường, nhưng năm nay là hai bức tranh liên hoàn được tạo tác hoàn toàn bằng chất liệu cà phê. Cảm hứng tạo hình đến từ hoạt động giao lưu, trải nghiệm trong khuôn khổ sự kiện.

6-1728.jpg
Các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế cùng thực hành sáng tạo tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong Worshop và triển lãm Hanoi Art Connecting. Ảnh: LA

“Hanoi Art Connecting năm nay bắt đầu bằng một buổi thiền và thưởng thức cà phê với hàng trăm nghệ sĩ từ Việt Nam và quốc tế đã cùng nhau trải nghiệm trong một không gian. Điều đó đã gợi cảm hứng cho tôi thay đổi chất liệu. Thay vì acrylic, sơn dầu hay chất liệu tổng hợp trước đây, tôi sử dụng chính chất liệu cà phê, pha ra các độ đậm nhạt khác nhau để tạo hình. Tôi nhận thấy các nghệ sĩ đến với Hanoi Art Connecting đều rất có bản lĩnh, luôn ứng biến và không ngại thay đổi, mở rộng sáng tạo”, nghệ sĩ Vũ Đình Tuấn cho biết.

Không chỉ là ý tưởng, tinh thần kết nối là điều nghệ sĩ Lê Thế Anh nhận được trong không gian nghệ thuật với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ trong và ngoài nước. Theo nghệ sĩ Lê Thế Anh, mục tiêu của Hanoi Art Connecting là giao lưu về học thuật, về văn hóa, bên cạnh việc sáng tác. Bởi vậy, ngoài lúc thực hiện tác phẩm, anh còn đi chụp ảnh, đồng thời quan sát các nghệ sĩ thế giới đưa ra câu chuyện thực hành sáng tạo như thế nào. “Có những nghệ sĩ khiến tôi kinh ngạc về mức độ hiệu quả và cách xử lý chất liệu. Có những họa sĩ vẽ tranh với acrylic, bút dạ, thậm chí cả chì than. Những điều đó mình có thể học hỏi được rất nhiều. Hóa ra quan trọng là hiệu quả cuối cùng, còn chất liệu không nhất thiết phải chung thủy từ đầu đến cuối, tranh sơn dầu phải là sơn dầu, acrylic phải là acrylic... mà đôi khi có thể pha trộn các chất liệu với nhau”.

Từ kinh nghiệm tham gia các chương trình giao lưu nghệ thuật quốc tế, nghệ sĩ Mỹ Carolyn M. Muskat cho đó là cách nghệ sĩ kết nối và chia sẻ, để sáng tạo không bị giới hạn trong bất kỳ biên giới nào. Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh thế giới “ngày càng trở nên rộng lớn hơn và nhỏ bé hơn nhờ công nghệ” và nghệ thuật có thể tạo ra cơ hội để mỗi người tìm thấy điểm chung và tôn vinh sự độc đáo của mỗi cá nhân. “Thế giới luôn không ngừng thay đổi và là một phần của thế giới đó, chúng ta cần tìm ra giải pháp cho rất nhiều câu hỏi và tình huống thách thức. Trước tiên, chúng ta cần trò chuyện với nhau. Hanoi Art Connecting và các liên hoan nghệ thuật khác đang mang mọi người đến gần hơn, để sáng tạo, trò chuyện và chia sẻ. Đây là điểm khởi đầu cho một tương lai tốt đẹp”.

Năng lượng mới, cảm xúc mới

Quan sát gần một tuần làm việc, thành quả là những tác phẩm nghệ thuật đang được triển lãm tại Bảo tàng Hà Nội, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, TS. Phạm Hùng Cường chỉ ra hai điều Hanoi Art Connecting 2024 mang lại là tính gắn kết và truyền cảm hứng. Một mặt, với góc nhìn đa chiều về nghệ thuật và cuộc sống, với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, nghệ sĩ từ Việt Nam và quốc tế đã đóng góp cho mỹ thuật nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đằng sau các tác phẩm là không gian giao lưu, học hỏi, là sự đồng hành để cùng nhau tạo ra tiếng nói chung cho đời sống nghệ thuật phong phú.

“Còn một ý nghĩa nữa là sự nhiệt tình, tâm huyết sáng tạo của nghệ sĩ đã mang lại cảm hứng lớn cho giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nói riêng, cho đời sống mỹ thuật Việt Nam nói chung. Chứng kiến quá trình làm việc của các nghệ sĩ là cơ hội để chúng ta tiếp cận phong cách sáng tác mới, kỹ thuật mới, chất liệu mới, tư duy mới và tâm thế mới để bước vào hành trình làm mới không ngừng của nghệ thuật”, TS. Phạm Hùng Cường nhấn mạnh.

“Những điều bí ẩn hôm nay mới chỉ là khởi đầu khi các nghệ sĩ của mỹ thuật đương đại Việt Nam hòa điệu với nghệ sĩ quốc tế”. Nói như vậy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn cho rằng điều quan trọng trong đời sống mỹ thuật hôm nay là nền mỹ thuật Việt không còn là “ốc đảo”. Đời sống mỹ thuật đang mở ra một lộ trình đẹp đẽ cho sự kết nối giữa các nghệ sĩ Việt Nam và thế giới, cho nền mỹ thuật của một thế giới phẳng có tiếng nói chung nhưng vẫn rất đa dạng.

“Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi hết sức quan trọng của bức tranh mỹ thuật đương đại Việt Nam. Càng ngày nghệ sĩ càng trẻ hơn, làm những điều mà thế hệ đi trước không có điều kiện để thực hiện được hết ước ao sáng tạo của mình. Tôi nghĩ rằng như những cuộc lội ngược dòng, sự tăng cường kết nối và thay đổi quan niệm thẩm mỹ, thay đổi cách nhìn đang tạo nên dấu ấn mới, động lực mới, sự tự tin mới, can đảm để bứt phá, kể câu chuyện khác của mỹ thuật đương đại Việt Nam”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.