Nghệ thuật múa đương đại Việt Nam

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

Giao thoa nhịp điệu truyền thống - hiện đại

Từ thuở sơ khai, múa đã là ngôn ngữ chung của nhân loại. Ẩn sau từng động tác uyển chuyển là cả kho tàng văn hóa, phản ánh lịch sử, tín ngưỡng và tâm hồn của mỗi cộng đồng. Từ những điệu múa dân gian đến vũ điệu cung đình lộng lẫy, nghệ thuật múa luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người.

Nghệ thuật múa Việt Nam nỗ lực để khẳng định bản sắc. Ảnh: HBSO
Nghệ thuật múa Việt Nam nỗ lực để khẳng định bản sắc. Ảnh: HBSO

Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các nền văn hóa giao thoa và hòa quyện, các biên đạo ngày càng ý thức sâu sắc về bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống. Việc khai thác nét riêng của các dân tộc không chỉ giúp họ tạo ra những tác phẩm độc đáo mà còn góp phần khẳng định bản sắc giữa dòng chảy văn hóa hiện đại. Từ những động tác, trang phục truyền thống, đạo cụ quen thuộc đến giai điệu đặc trưng... đều trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ.

Tại Việt Nam, thời gian qua, cùng với tiếp thu và vận dụng tinh hoa ngôn ngữ, nhịp điệu, cấu trúc hình thức, thể loại tác phẩm của nghệ thuật biểu diễn múa đương đại thế giới, việc khai thác giá trị truyền thống trong tác phẩm múa vẫn luôn được quan tâm. Tại hội thảo khoa học “Xu hướng về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại” mới đây, TS. NSND Phạm Anh Phương, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam cho rằng, thực tế, ngôn ngữ múa dân tộc kết hợp đa dạng các dòng múa khác như: múa cổ điển châu Âu, múa đương đại phương Tây và các thể loại chuyển động khác đang diễn ra trên sân khấu nước ta.

Đã có nhiều tác phẩm múa giá trị nghệ thuật cao mang đến góc nhìn khác về phong cách sáng tác cùng cung bậc cảm xúc khác biệt cho người xem, vừa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời như hơi thở mới thổi vào đời sống nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay, như thơ múa Ký ức dòng Lam (NSND Lữ Kiều Lê, NSƯT Phạm Thanh Tùng, NSƯT Thanh Hằng); tổ khúc múa Đông Hồ (biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh); vở múa Nón (Ngọc Khải); Dũng sĩ rừng Sác (NSND Trần Ly Ly); Vòng quay thuyền thúng (NSND Nguyễn Hữu Từ); Dệt lanh ( NSND Lữ Kiều Lê)...

Đại tá, TS. NSND Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật thực hành, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cho rằng, nhiều tác phẩm múa đương đại đã khai thác các chủ đề văn hóa, lịch sử và xã hội của dân tộc. Các nghệ sĩ không đơn thuần thể hiện kỹ thuật múa mà còn truyền tải những câu chuyện, thông điệp sâu sắc về văn hóa và bản sắc dân tộc. Các nghệ sĩ đã lựa chọn sử dụng âm nhạc truyền thống, kết hợp với nhạc cụ dân tộc để tạo ra không gian âm thanh đặc trưng cho tác phẩm của mình. Trang phục cũng được thiết kế dựa trên các yếu tố truyền thống, tạo nên sự hài hòa giữa hình thức và nội dung tác phẩm.

Như tại Liên hoan Múa quốc tế 2024, các tiết mục múa mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc phong phú, từ những màn kịch múa đầy tính biểu cảm đến múa truyền thống, dân gian và đương đại. Mỗi tiết mục là một câu chuyện, một lát cắt văn hóa độc đáo, góp phần tạo nên không gian giao lưu văn hóa sống động và giàu bản sắc như: Họa tình nhân gian của Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Nàng Mây của Học viện Múa Việt Nam…

Tìm bước đi tươi mới trên cội nguồn văn hóa

Cho rằng đã có đội ngũ tác giả trẻ có tư duy nhạy bén đưa chất liệu múa các tộc người trở thành chuyển động múa phù hợp, tạo ra các tác phẩm thú vị, nhưng theo TS.NSND. Nguyễn Văn Quang, nguyên Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam, còn một số tác phẩm phục trang chưa thực sự hợp lý, ngôn ngữ và phong cách không rõ ràng, không toát lên được tính thẩm mĩ mang bản sắc từng tộc người. Có hiện tượng sao chép ghép nối từ tác phẩm này sang tác phẩm khác…

Cùng ý kiến, TS. NSND Phạm Anh Phương thẳng thắn nhìn nhận đời sống nghệ thuật múa Việt Nam thời gian qua xuất hiện không ít tiết mục gây cảm giác “sống sượng” bởi sự kết hợp thiếu tinh tế giữa các dòng ngôn ngữ múa cùng các giá trị thẩm mỹ khác nhau; nhiều tác phẩm không tạo được hứng thú cho người xem, thậm chí bị cho là phản cảm…

Ngoài được đào tạo bài bản, điểm cốt yếu là biên đạo cần dựa trên nền tảng ngôn ngữ, giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời vận dụng phương pháp sáng tạo mới trong tư duy xây dựng ý tưởng. Bên cạnh đó, sự cảm nhận tinh tế trong sáng tạo kết hợp và phát triển đa dạng các dòng ngôn ngữ múa để tạo dấu ấn đậm nét cho hình tượng nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật là điều vô cùng quan trọng.

“Có thể thấy rõ rằng giới biên đạo trẻ đang vùng vẫy tìm kiếm lối đi riêng, vẫn trên con đường cội nguồn văn hóa dân gian dân tộc nhưng với những bước đi tươi mới hơn của một thời đại hội nhập đa văn hóa” - ThS.NGƯT. Đỗ Thị Thu Hằng, Hội viên Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam nhận định. Bà góp ý, cần khuyến khích và đầu tư chính đáng cho lớp trẻ học hỏi, tìm kỹ, đào sâu về cội nguồn, nghiên cứu và trao đổi sôi nổi với chính cộng đồng các dân tộc… để hiểu hơn về bản sắc.

Dù sáng tạo và đổi mới là yêu cầu tất yếu, việc bảo tồn các yếu tố truyền thống, đặc biệt là các giá trị văn hóa Việt, là cần thiết để duy trì tính đặc thù và sự khác biệt của nghệ thuật múa Việt Nam. ThS. Hà Thái Sơn, Học viện Múa Việt Nam cho rằng, cần có các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật và các dự án sáng tạo múa dân tộc kết hợp với công nghệ hiện đại. Điều này sẽ khuyến khích nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm không chỉ mang tính hiện đại mà còn phản ánh đậm nét văn hóa Việt Nam trước hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, đầu tư bảo tồn và số hóa các di sản múa dân tộc, nhằm lưu giữ và phổ biến rộng rãi hơn cho các thế hệ sau, từ đó giúp nghệ sĩ múa có thể tiếp cận và lấy cảm hứng từ nguồn tài nguyên văn hóa dân tộc phong phú này. Đồng thời, tạo điều kiện để các nghệ sĩ Việt Nam học hỏi, giao lưu quốc tế để tiếp thu xu hướng toàn cầu nhưng vẫn giữ được yếu tố văn hóa bản địa.

Văn hóa

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc

Giữ những cái Huế đang có và biến thành lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các di sản, bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch bền vững... Trong đó, phải tôn trọng tính chất đặc biệt của Huế là một đô thị lịch sử - văn hóa.

"Em bé Hà Nội" của đạo diễn, NSND Hải Ninh là 1/4 phim truyện đoạt nhiều giải thưởng sẽ được chiếu dịp này. Nguồn: TQ
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức miễn phí nhiều phim đoạt giải thưởng về Hà Nội

Chương trình phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ giới thiệu 9 bộ phim về Hà Nội. Trong đó, có 4 phim truyện đoạt nhiều giải thưởng gồm: Truyện cổ tích cho tuổi 17, Em bé Hà Nội, Hà Nội mùa đông 46, Long thành cầm giả ca.