Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.

Kết nối từ quá khứ đến hiện tại

Nhận được lời mời của tỉnh Gia Lai, chỉ trong thời gian ngắn, với tình yêu mảnh đất núi lửa triệu năm, với tình cảm đặc biệt dành cho loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên, đạo diễn Mai Thanh Tùng và cộng sự đã nhanh chóng hoàn thành kịch bản cho chương trình nghệ thuật đặc biệt này.

"Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024 xuyên suốt với những câu chuyện kết nối từ quá khứ đến hiện tại về loài hoa dã quỳ, kết hợp nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại, tạo nên trải nghiệm đa chiều cho khán giả”, tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng chia sẻ.

z6000321101812-795d049c59cb0c22afcc8a980021b311.jpg
Phối cảnh sân khấu chương trình nghệ thuật "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024"

Sân khấu chính được thiết kế với hệ thống LED matrix tiên tiến, giúp tạo hiệu ứng 3D sống động. Những cánh hoa dã quỳ được mô phỏng qua ánh sáng LED, tạo hiệu ứng mềm mại và lấp lánh khi có gió thổi, làm cho những cánh hoa như đang vươn mình đón nắng. Công nghệ 3D Mapping sẽ được sử dụng để trình chiếu hình ảnh hoa dã quỳ và cảnh quan núi rừng Chư Đang Ya.

Hệ thống âm thanh surround hiện đại được tích hợp với từng chi tiết của sân khấu để tạo ra trải nghiệm thính giác sống động, mang đến âm thanh của núi rừng Tây Nguyên, từ tiếng gió, tiếng chim cho đến tiếng cồng chiêng...

z6000320742452-9df9a681b33520cb08b876c99e93845b.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch (bìa trái) và Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng khảo sát vị trí đặt sân khấu chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”. Ảnh: Đức Thụy

Chương trình sẽ là sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật, từ đồng diễn, nhảy hiện đại, với các hình thức nghệ thuật đặc trưng của nơi đây. Nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp cùng cồng chiêng, với âm hưởng đặc trưng của Tây Nguyên và nhạc cụ hiện đại, mang đến một không gian âm nhạc vừa truyền thống vừa mới mẻ.

Màn hình LED lớn không chỉ chiếu cảnh đẹp của Gia Lai mà còn tương tác trực tiếp với nghệ sĩ, tạo hiệu ứng thay đổi liên tục theo các tiết mục. Điều này giúp khán giả hòa mình vào không gian nghệ thuật sống động, làm tăng tính kết nối giữa người xem và nghệ sĩ.

Tất cả các yếu tố này hòa quyện để tạo nên một lễ hội vừa đậm đà bản sắc văn hóa, vừa hiện đại và đầy sáng tạo, hứa hẹn mang đến trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho công chúng và du khách.

Sức sống bất diệt của cao nguyên

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương, vẽ nên bức tranh toàn cảnh về mảnh đất Gia Lai huyền bí, giàu đẹp, nhiều tiềm năng.

Chương I “Huyền thoại Chư Đang Ya - Trầm tích triệu năm” mở ra câu chuyện huyền thoại về núi lửa Chư Đang Ya, nơi hoa dã quỳ nở rộ trên những triền núi lửa đã ngủ quên hàng triệu năm.

Sự mạnh mẽ của thiên nhiên Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, hòa quyện với văn hóa truyền thống qua tiếng cồng chiêng và những vũ điệu đại ngàn, như một lời ca tụng sức sống bất diệt của đất trời và con người vùng cao nguyên.

z6000319422707-4c95a7274852585eac0deb6c5666ebda.jpg
Nhiều nghệ sĩ sẽ tham gia chương trình nghệ thuật

Chương II “Sức sống đại ngàn” mang đến cho khán giả cái nhìn tổng quan về tiềm năng, giá trị của mảnh đất giàu nội lực này.

Trong đó, phóng sự “Chư Đang Ya - Vùng đất vàng trong sắc hoa dã quỳ” đưa người xem khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Chư Đăng Ya, nơi những đồi hoa dã quỳ nở rộ trong ánh nắng vàng ấm áp, những đỉnh núi xanh thẳm... Phóng sự cũng khắc họa cuộc sống bình dị nhưng đầy sức sống, bền bỉ, kiên cường của người dân nơi đây, với những nét văn hóa độc đáo vẫn được gìn giữ…

Chương III “Vũ khúc dã quỳ” mang đến trải nghiệm về sự đa dạng văn hóa và tinh thần đoàn kết, khép lại chương trình với không khí tươi vui, ấm áp và tràn đầy hy vọng cho tương lai.

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng: NSND Thanh Lam, Minh Quân, Lưu Hương Giang, Kyo York, Lê Anh, Lê Trang, Bích Mận, Kalin, Vũ đoàn Lavender, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San và các diễn viên quần chúng huyện Chư Păh. Bên cạnh đó là sự góp sức đặc biệt của NSND Lê Chức - cố vấn nghệ thuật, tổng biên đạo Uyên Chi, biên kịch Trần Hướng, Giám đốc âm nhạc Kiều Vương Long, Giám đốc sáng tạo Ngô Quang Hưng - Lê Xuân Tường, Giám đốc hình ảnh Trần Chương - Hoàng Anh…

Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng hy vọng, với sự chuẩn bị, tâm huyết của Ban tổ chức và các nghệ sĩ, những ca khúc đậm sắc màu Tây Nguyên như Ngọn lửa cao nguyên, Đôi mắt Pleiku, Dã quỳ, Về với Gia Lai, Hãy cùng tôi ở lại… "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024" sẽ mang đến không gian nghệ thuật ngập tràn sắc màu và sôi động. Tiếng trống, tiếng cồng chiêng hòa cùng nhịp điệu hiện đại tạo nên một bản hòa ca đầy năng lượng, thể hiện sức sống bất diệt của đại ngàn.

Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 12.11, chính thức khai mạc từ 8 giờ ngày 8.11 tại khu vực nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Ngoài chương trình nghệ thuật "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024", còn có các hoạt động văn hóa, các hoạt động thể thao, như: trình diễn cồng chiêng, múa dân gian; phục dựng nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai; trình diễn trang phục dân tộc; hội thi đan lát, thổ cẩm; sản phẩm OCOP; thả khinh khí cầu…

Văn hóa - Thể thao

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau
Văn hóa - Thể thao

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau

Cà Mau Art tour 2024 chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 họa sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Chương trình đã tạo nên một sân chơi mới, mang đến không gian sáng tạo cho nghệ sĩ; đồng thời góp phần lan tỏa hình ảnh, các giá trị văn hóa, con người vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị
Văn hóa - Thể thao

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị

Lấy cảm hứng từ tính “biến tấu” trong ngôn ngữ điêu khắc module của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị, Think Playgrounds phối hợp cùng nhóm giám tuyển triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” thực hiện tổ hợp sân chơi trong khuôn viên lễ hội từ hình tượng những khối module của tác giả.

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh
Văn hóa - Thể thao

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh

Bằng sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống, mong muốn bảo tồn tinh hoa nghề cổ, truyền lửa cho thế hệ tương lai, nhóm tác giả bộ sách “Vang danh nghề cổ” đã ấp ủ dự án này trong nhiều năm và vừa được NXB Kim Đồng ra mắt.

Mở rộng biên độ sáng tạo
Văn hóa

Mở rộng biên độ sáng tạo

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ thay đổi phương thức tương tác với tác phẩm mà còn cả cách tạo ra chúng. Nghệ sĩ ngày nay không chỉ thực hành sáng tạo đơn thuần mà còn là những "kỹ sư" sử dụng công nghệ, máy móc để mở rộng biên giới nghệ thuật.

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Ngành du lịch tại vùng Đông Bắc còn chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ phát triển du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác phát triển du lịch gắn với văn hóa và lịch sử.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.