Xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau hài hòa và khác biệt

Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô 20.100ha, mang tính giá trị văn hóa, lịch sử, thiêng liêng của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

dl-ca-mau-9-5441.jpg
Du khách đến với rừng quốc gia Mũi Cà Mau sẽ có những trải nghiệm khó quên với những "chú" ba khía nổi tiếng xứ này

Hài hòa thiên nhiên với quy hoạch chung của địa phương và cả nước

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Cà Mau, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với lợi thế địa lý, cảnh quan thiên nhiên đặc trưng và giá trị văn hóa bản địa. Quy hoạch phát triển khu du lịch này nhằm mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn, đồng thời khai thác tiềm năng du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo dự thảo, Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi trên địa bàn huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, trong đó phần lớn diện tích nằm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, với quy mô lập quy hoạch là 20.100ha, được lập cho giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2050, phù hợp Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch du lịch đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch du lịch Quốc gia; tạo sự khác biệt đặc trưng và kết nối hài hòa trong khu vực…

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau sẽ được phát triển trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm, dịch vụ phù hợp gắn với yếu tố "xanh, bền vững” cùng các giá trị mang đặc trưng về văn hóa, sinh thái của khu vực… mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; bảo đảm an ninh - quốc phòng.

dl-ca-mau-2-1186.jpg
Du khách có thể tự tay bắt, chế biến và thưởng thức đặc sản trứ danh cua Cà Mau

Theo dự thảo: “Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau phải bảo đảm kết nối không gian, sản phẩm và dịch vụ với các điểm đến của tỉnh Cà Mau, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Trung tâm TP. Hồ Chí Minh trên nguyên tắc tạo thành chuỗi sản phẩm, hạn chế cạnh tranh không cần thiết và trùng lặp về sản phẩm, dịch vụ… đồng thời, tạo lập hệ thống tuyến du lịch liên hoàn kết nối Khu du lịch Mũi Cà Mau với các điểm du lịch khác của đồng bằng sông Cửu Long. Các định hướng Quy hoạch đề ra mang tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển và rừng. Đặc biệt, đẩy mạnh quá trình phát triển đi lên của xã hội, tăng cường huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư vào khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trong tương lai”.

Bảo vệ sinh thái rừng ngập mặn

Theo quy hoạch, khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau sẽ được phát triển theo định hướng bền vững, ưu tiên bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, và đời sống của người dân bản địa. Khu vực này sẽ được phân thành nhiều khu chức năng bao gồm khu trung tâm du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên, khu trải nghiệm văn hóa, và khu vui chơi giải trí. Đặc biệt, khu vực trung tâm sẽ tập trung các công trình phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, và trung tâm thông tin du lịch, đồng thời đảm bảo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

Một trong những điểm nổi bật của quy hoạch là khu vực bảo tồn thiên nhiên với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ động thực vật quý hiếm, và môi trường sống của nhiều loài chim, cá đặc hữu. Các hoạt động du lịch sinh thái như khám phá rừng ngập mặn bằng thuyền, câu cá, và ngắm chim sẽ được phát triển nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, khu trải nghiệm văn hóa sẽ tập trung vào việc quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương, bao gồm làng nghề truyền thống, ẩm thực đặc trưng và các lễ hội dân gian. Điều này không chỉ giúp du khách hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa của người dân Nam bộ mà còn tạo cơ hội cho người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, từ đó cải thiện đời sống kinh tế.

Ngoài ra, khu vui chơi giải trí với các hoạt động hiện đại như công viên nước, các khu thể thao dưới nước và các trò chơi cảm giác mạnh sẽ giúp thu hút nhiều đối tượng khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, gồm các tuyến đường thủy và đường bộ kết nối với các điểm du lịch quan trọng khác trong khu vực cũng được đầu tư, nhằm bảo đảm việc di chuyển thuận tiện cho du khách.

Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh Cà Mau, đưa nơi này trở thành một điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế.

Giám đốc Sở Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng cho biết, dự án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, dự báo khách đến năm 2030 đạt khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch (chiếm gần 60% tổng số lượt khách toàn tỉnh khoảng 4,7 triệu lượt khách) và đến năm 2050 đạt khoảng 5,5 triệu lượt khách. Tổng thu từ du lịch đạt 7.500 tỷ đồng năm 2030, đến 2050 đạt 15.000 tỷ đồng.

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.