Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”

Tối 27.8, Mạng lưới quản lí giáo dục không biên giới - EdulightenUp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lí giáo dục (ELRD) đã tổ chức Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến qua livestream trên Fanpage của Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới và qua nền tảng Zoom. Đối tượng tham gia chương trình là các thầy cô giáo/Hiệu trưởng/cán bộ quản lý và các cá nhân quan tâm đến chủ đề Dạy học tích hợp.

Hội thảo đã thu hút gần 1.000 thầy cô giáo tham dự trực tuyến thông qua qua nền tảng Zoom và hàng trăm người theo dõi qua livestream trên Fanpage của Mạng lưới quản lý giáo dục.

Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” -0
Các diễn giả, khách mời tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”

Theo nhà giáo Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới, dạy học tích hợp đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học giáo dục, và thực tiễn là cách dạy học phổ biến. Ở Việt Nam, việc dạy học tích hợp chính thức được nghiên cứu và đưa vào bồi dưỡng phương pháp dạy học từ những năm đầu thế kỉ này.

Chương trình GDPT 2018 chính thức đưa dạy học tích hợp trở thành chủ trương, thực hiện cả phương diện cách dạy và “môn học”.

Trong quá trình triển khai, còn rất nhiều khó khăn, còn có những vấn đề như: Chưa nhận thức được ưu điểm của dạy học tích hợp; Chưa có động lực thay đổi vì chưa thấy có sự thay đổi từ hệ thống giáo dục, nhà trường như điều kiện dạy học, lương, các chế độ khác; Chưa được tập huấn, bồi dưỡng cụ thể, thực tế để tự tin dạy học; Chưa thấy các tài liệu cốt lõi (như SGK) thể hiện được các tiêu chí tích hợp nên lúng túng trong triển khai;…

Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” được Mạng lưới Quản lí giáo dục Không Biên giới tổ chức để đồng hành, chia sẻ với các thầy cô giáo, Hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục quan tâm đến chủ đề này.

Các diễn giả và khách mời tham dự Hội thảo gồm:

- Nhà giáo Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới;

- Nhà giáo Đặng Thị Thanh Huyền, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới;

- Nhà giáo Nguyễn Thúy Hồng, Nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQLCSGD;

- Nhà giáo Lê Đình Hiếu, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành học viện G.A.P;

- Nhà giáo Trần Vân Anh, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Hệ thống giáo dục Ban Mai;

- Nhà giáo Trần Thị Luyến, Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai;

- Nhà giáo Đinh Đức Hiền, Trưởng khối THPT, Tổ trưởng Tổ tự nhiên THCS&THPT, Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang;

- Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản 1, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh;

- Nhà giáo Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Than Uyên, Lai Châu.

Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” -0
Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng - Trường THCS Trần Quốc Toản 1, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các diễn giả, khách mời đã chia sẻ về những nội dung quan trọng liên quan đến việc dạy và học tích hợp như: Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp; ý nghĩa, ảnh hưởng của dạy học tích hợp; Chiến lược triển khai dạy học tích hợp các môn xã hội - Bài học ở Trường THCS-THPT Ban Mai Hà Nội; Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên dạy học tích hợp, phát triển chương trình nhà trường; Làm thế nào để giáo viên tự tin dạy tích hợp.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.