Hoàn thành Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối trước 30.6

Tập trung bảo đảm tiến độ công việc, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị nhằm mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành dự án trước 30.6.2024. Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Công thương tại cuộc họp đánh giá, kiểm điểm tiến độ Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối sáng 16.2.

Tại cuộc họp, đại diện EVN đã báo cáo tóm tắt về tiến độ các dự án, bao gồm: công tác bàn giao vị trí móng, hành lang tuyến; công tác thi công, những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng và nêu các kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo, Bộ Công thương, các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Công Thương họp đánh giá, kiểm điểm tiến độ đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối sáng 16.2. Ảnh: EVN
Bộ Công thương họp đánh giá, kiểm điểm tiến độ đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối sáng 16.2. Ảnh: EVN

Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối bao gồm 4 dự án thành phần, gồm: Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu; đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa; đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa; đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối. Dự án có tổng chiều dài khoảng 519km với 1.179 vị trí móng cột và tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng. Dự án đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh, gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.

Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường năng lực lưới truyền tải 500kV Bắc - Trung, giúp nâng cao ổn định vận hành hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới. Đồng thời, dự án góp phần giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500kV hiện hữu, bảo đảm tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, hiện công tác bàn giao vị trí cột đạt 91%; phần hành lang tuyến đạt 25%; toàn bộ dự án có 226 gói thầu, đến nay đã cơ bản đã ký hợp đồng (chỉ còn 4 gói thầu đang tiến hành nốt thủ tục trong vài ngày tới). Hiện, còn 405 vị trí chưa bàn giao mặt bằng; 99 vị trí đã bàn giao nhưng chưa thi công do vướng mắc; hành lang tuyến mới có một số địa phương bàn giao. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là thủ tục chuyển đổi đất rừng, đường tạm phục vụ thi công của từng dự án thành phần; trong công tác thi công hiện gặp khó khăn về huy động máy móc, thiết bị...

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, khối lượng công việc còn rất lớn, trong khi thời gian không còn nhiều, do đó, EVN kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho phép các địa phương giải quyết nhanh một số thủ tục còn đang vướng mắc; đề nghị các địa phương thực hiện triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp, hỗ trợ bàn giao mặt bằng các vị trí thi công và hành lang tuyến.

Trước đó ngày 28.1, tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan giao ban hàng tháng để kiểm điểm, thúc đẩy tiến độ dự án.

Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành và EVN phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan huy động tối đa nhân lực, vật lực, trong đó có lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại, thi công "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "làm việc xuyên lễ, xuyên Tết", "ăn tranh thủ ngủ khẩn trương"; chủ động sẵn sàng ứng phó với những tác động bất thường từ bên ngoài đến quá trình thi công như thời tiết, thiên tai, môi trường… với mục tiêu hoàn thành các dự án đúng tiến độ đề ra.

Ý kiến bạn đọc

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Toàn cảnh Lễ ra mắt
Kinh tế

Hiện thực hóa nền kinh tế xanh và bền vững

Sáng 11.4, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ra mắt Sách Trắng 2025 với chủ đề "Cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi kép: Hiện thực hóa nền kinh tế xanh và bền vững".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.