Công tác nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị

Góp phần xác lập đường lối chính trị đúng đắn và sáng tạo

Thực tiễn xác nhận, chỉ có xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức tốt thực tiễn, kịp thời và thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng là con đường duy nhất đúng để phát triển và bảo vệ lý luận cách mạng và tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên. Đó chính là mục đích, con đường, môi trường, là bước đi, thước đo hiệu quả, là thách thức, vận hội phát triển và là "chân trời sáng tạo" của công tác lý luận hiện nay nhằm xây dựng và phát triển nền tảng tư tưởng chính trị dẫn dắt sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đi tới tương lai; đồng thời, xác nhận thái độ, bản lĩnh, năng lực và đạo lý của chúng ta đối với học thuyết Mácxít.

“Ta có thể đi con đường khác lên chủ nghĩa xã hội”

Thực chất của toàn bộ việc nghiên cứu lý luận chính trị và tổ chức thực tiễn của chúng ta là nhằm mục tiêu góp phần xác lập một đường lối chính trị độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo dẫn dắt, chỉ đạo thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở nước ta hiện nay trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 

“Ta có thể đi con đường khác lên chủ nghĩa xã hội”, lời chỉ dẫn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào năm 1960, có giá trị đặc biệt về phương pháp luận ở lúc này. Cơ hội và nhất là thách thức trên con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam càng đòi hỏi chúng ta phải vừa kiên định vừa phát triển sáng tạo không ngừng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước ta và xu thế vận động của thời đại, từ đó hoạch định đường lối đúng đắn, tiếp tục đề ra những giải pháp hữu hiệu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn đã cho thấy, việc định hướng xã hội chủ nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận chính trị, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, không chỉ là quy luật vận động của mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn mà còn là nhu cầu phát triển nội tại của toàn bộ công tác lý luận chính trị của chúng ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 

Theo ý nghĩa đó, phương hướng hoạt động của công tác nghiên cứu, phát triển lý luận Mácxít, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn, bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:

Về phương hướng chung, công tác nghiên cứu lý luận chính trị cần kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận cơ bản với nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa là xuất phát từ nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp chặt chẽ với tổng kết thực tiễn đất nước và thâu thái tinh hoa những thành tựu lý luận (Mácxít và ngoài Mácxít) trên thế giới, góp phần hình thành lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thật sự cách mạng, khoa học và khả thi.

Xuất phát từ phương hướng chung đó tiếp tục giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận chứng một cách khoa học về thời đại ngày nay; về tính tất yếu, thực tiễn và triển vọng của chủ nghĩa xã hội nói chung và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng, trong bối cảnh thế giới đương đại.

Thứ hai, nghiên cứu và làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù, cái chung, cái riêng và cái đặc thù của các con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; theo đó, hoạch định đúng đắn mô hình, con đường, phát hiện trúng và đúng động lực, phác thảo một cách lôgíc, phù hợp và khả thi những chặng đường, bước đi lên chủ nghĩa xã hội với các phương thức phát triển đa dạng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

Thứ ba, trên bình diện phương pháp luận, xây dựng một cách nhìn toàn diện, lịch sử; đồng thời, phân tích một cách độc lập, sáng tạo những cái cụ thể, trong những tình huống cụ thể của lịch sử về toàn bộ lý luận, thực tiễn và tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, xét trong mối liên hệ chằng chịt, phức tạp của thế giới ngày nay. Đặc biệt, làm rõ mối quan hệ thống nhất và đấu tranh, đối trọng và đối tác... giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay nhằm hoàn thiện phương pháp nghiên cứu lý luận chính trị Mácxít.

Thứ tư, kế thừa một cách có phê phán những thành tựu lý luận đã có của chúng ta cũng như các thành tựu lý luận chính trị trên thế giới.

Thứ năm, kiên quyết chống lại và tẩy trừ lối chủ quan duy ý chí, giáo điều, cơ hội, xét lại và phản động trong nghiên cứu lý luận và tổ chức hành động thực tiễn; mặt khác, chống mọi thủ đoạn phi dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, bảo vệ sự đúng đắn và trong sáng của lý luận chính trị và bản thân công tác nghiên cứu lý luận chính trị. 

Có thể nói, chỉ có hành động theo phương hướng như vậy, nền lý luận chính trị mới thực sự có cơ hộimôi trường phát triển không ngừng, ngang tầm với sự nghiệp cách mạng hiện nay. Theo đó, công tác nghiên cứu lý luận chính trị của chúng ta mới thực sự xứng đáng với vị trí mà nó chốt giữ, đủ sức thực hiện nhiệm vụ nặng nề theo chức năng mà nó đảm nhiệm. 

Vì thế, trọng trách của chúng ta trong quá trình kiên định, bảo vệ, phát triển sáng tạo và hiện thực hóa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải coi việc giữ vững, kiên định nguyên tắc tính đảng Mácxít là vấn đề có ý nghĩa thành bại, sinh tử, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều và những khuynh hướng cơ hội, xét lại hiện đại. Nếu xa rời nguyên tắc đó, chúng ta sẽ mất phương hướng, từ đó hoặc sa vào các chứng bệnh “tả khuynh” hay “hữu khuynh” hoặc rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa giáo điều, thực dụng, cơ hội..., tất yếu dẫn đến sai lầm về chính trị, khoa học và tổ chức thực tiễn. 

Từ nguyên tắc đó, hơn bao giờ hết, công tác lý luận phải tự nhận về mình và làm thật tốt trọng trách kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn việc nghiên cứu cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với nghiên cứu triển khai thực tiễn trong nước, tiếp thu chọn lọc với thái độ cầu thị kinh nghiệm tốt của các nước khác nhằm tiếp tục góp phần cơ bản và quan trọng trong quá trình hoạch định, quyết sách đường lối chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Phát triển lý luận sáng tạo, thông qua tổng kết thực tiễn

Kinh nghiệm cho thấy, muốn tổ chức thực tiễn cách mạng tốt phải nghiên cứu cơ bản tốt, nếu không rất khó tránh khỏi sự chắp vá. Nhưng, nếu coi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “nhất thành bất biến”, vô hình trung, đã biến lý luận thành một lược đồ cứng nhắc, thì cũng là sai lầm. Vì vậy, nhất thiết phải phát triển lý luận một cách sáng tạo, thông qua nghiên cứu, tổng kết tiến trình tổ chức thực tiễn. Phải bảo đảm sự thống nhất giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu triển khai - thống nhất giữa lý luận với thực tiễn nhằm phát triển lý luận, chủ động đáp ứng những nhu cầu phát triển của thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn tiến lên. Lấy thực tiễn để đối chiếu, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển lý luận, chứ không phải lấy lý luận chứng minh cho thực tiễn. 

Đảng ta chỉ rõ: Tăng cường tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, bảo đảm cụ thể hóa, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng một cách đúng đắn và sáng tạo. Nói như C.Mác, ở khía cạnh này, một bước tiến trong thực tiễn có giá trị hơn cả một tá cương lĩnh. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, trong việc tổng kết thực tiễn nhằm phát triển lý luận, trước hết cần bám sát thực tiễn đất nước trên tất cả mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và đời sống nhân dân lao động. Qua đó, phát hiện, tìm tòi và tổng kết những vấn đề có tính quy luật và quy luật, hoàn thiện không ngừng hệ thống lý luận làm cơ sở bổ sung cho việc hoạch định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 

Tất nhiên, coi trọng thực tiễn không phải là sự đồng nghĩa với chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa; và, đề cao lý luận cũng tuyệt nhiên không có nghĩa là “đẻ” ra một thứ lý luận tự thân, lý luận suông. Do đó, trong việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận cần kế thừa những thành quả lý luận đã có nhưng phải kế thừa trên cơ sở phủ định biện chứng nhằm bảo đảm sự nhất quán và phát triển liên tục của quá trình bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận thông qua sự kiểm chứng của thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn để không ngừng bổ sung, phát triển lý luận Mácxít. Mặt khác, trong việc phát triển lý luận, cần phân tích và tiếp thu một cách chọn lọc trên tinh thần phê phán các kinh nghiệm của các nước với thái độ thực sự cầu thị, không xa lánh, không kỳ thị, với phương pháp độc lập, không rập khuôn và không thực dụng. 

Nhìn khái lược, đó là con đường bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin  một cách khoa học, cách mạng và triệt để; là sự thể hiện sinh động lòng kiên định và hành động phát triển sáng tạo một cách chủ động và chân chính nhằm làm cho công tác lý luận thực sự góp phần xứng đáng trong việc hoạch định đường lối chính trị của Đảng ta một cách đúng đắn và phù hợp. 

Lập pháp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.