Bộ GD-ĐT trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ngày 7.6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Hai từ “giáo dục” không chỉ là tên gọi mà còn phải là một tinh thần, một triết lý

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị có bề dày truyền thống gần 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Đối với mỗi học sinh, mỗi nhà giáo trong ngành giáo dục đều nhớ và biết đến Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bởi các ấn phẩm của nhà xuất bản đã trở nên hết sức quen thuộc và có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với giáo dục Việt Nam.

Bộ trưởng đánh giá, trong quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà xuất bản đã có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhiều năm gần đây trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng tiên phong trong đổi mới và có nhiều đóng góp, đặc biệt trong việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa phục vụ cho triển khai chương trình GDPT 2018. Với những đóng góp trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT đã có nhiều ghi nhận, đánh giá, biểu dương Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, so với kỳ vọng của ngành giáo dục, của giáo viên và học sinh, kỳ vọng của đất nước thì thời gian vừa qua, nhất là vài năm gần đây cũng có một số việc khiến dư luận xã hội có băn khoăn, trăn trở về sự phát triển và những đóng góp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ trưởng khẳng định, Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ đã rất sâu sát với các hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trong năm qua, lãnh đạo Bộ thường xuyên làm việc, nghe báo cáo, trao đổi công việc. Cán bộ, nhân viên của nhà xuất bản với tinh thần nỗ lực rất cao, vượt qua khó khăn, đổi mới chính mình đã hoàn thành được trách nhiệm trước đất nước, xã hội. Sách giáo khoa đã đảm bảo được đúng tiến bộ, đảm bảo được số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn.

Bộ GD-ĐT trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -0
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời là Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Thanh cùng cán bộ nhà xuất bản sẽ tiếp tục đưa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bước vào chặng đường mới với những kỳ vọng mới.

“Tôi nhấn mạnh rằng việc biên soạn sách giáo khoa trong chương trình GDPT 2018 đã đi được một chặng đường rất quan trọng. Năm nay, chúng ta đã biên soạn xong và đang xuất bản những đợt sách cuối cùng của lớp 5, lớp 9, lớp 12. Hy vọng rằng đúng tiến độ đến giữa tháng 8, chúng ta sẽ có sách đến nay tất cả học sinh và đến với trường học”, Bộ trưởng nói. Đồng thời, bày tỏ kỳ vọng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần có những đổi mới để tạo thành đột phá, tiên phong trong chặng đường đổi mới sắp tới của ngành giáo dục.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không chỉ xuất bản sách giáo khoa mà đúng với tên của nhà xuất bản là “Giáo dục”, chúng ta cần cung cấp những ấn phẩm trở thành sự yêu thích của độc giả cả nhỏ tuổi và người lớn; ngoài cung cấp sản phẩm sách giáo khoa, tư liệu tham khảo còn bao gồm cả những sách khác như sách phục vụ nghiên cứu, học thuật, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật. Từ đó, vừa nâng cao dân trí, vừa phục vụ cho mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện, đúng với mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo.

“Trong tất cả các nhà xuất bản, hai từ “giáo dục” không chỉ là tên gọi mà còn phải là một tinh thần, một triết lý. Chúng ta không phải là một doanh nghiệp lớn có hoạt động kinh doanh sách giáo khoa, mà chúng ta là một nhà xuất bản cần mô hình hoạt đông của doanh nghiệp để hoàn thành trách nhiệm giáo dục. Đó là một tinh thần quan trọng”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói.

“Tôi cảm nhận được sức nóng của công việc làm sách giáo dục nói chung, sách giáo khoa nói riêng

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Thanh chia sẻ, những ngày đầu tiên ông nhận nhiệm vụ, “va đập” với thực tế đúng vào thời điểm nước rút khi cả hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 4 Nhà xuất bản Giáo dục tại các miền, 38 công ty thành viên gồng mình, căng sức, chạy đua với thời gian để in ấn, phát hành, cung ứng và tập huấn sách giáo khoa để kịp thời cho năm học mới. Ông bước đầu cảm nhận được sức nóng, tính áp lực và sự gian khổ của công việc làm sách giáo dục nói chung và sách giáo khoa nói riêng.

Cũng trong những ngày đầu làm việc, ông được nghe những câu chuyện cảm động về công tác biên soạn sách giáo khoa.

Cả tập thể trong hệ thống nhà xuất bản nhiều đêm thức trắng, có lúc không kịp ăn trưa để thực hiện thành công hai bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” trong đợt đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định của chương trình và các loại sách, tài liệu giáo dục có chất lượng theo chỉ đạo của Bộ, với giá thành rẻ và chất lượng cao, được học sinh và giáo viên trên cả nước tin tưởng lựa chọn.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Thanh cho rằng, công việc có thể mới mẻ, môi trường công tác và những kỹ năng cần thiết trong việc quản trị có thể mới mẻ, nhưng những giá trị cần dựa vào để hoàn thành công việc của mình trong thời gian tới lại là những điều rất cũ: tinh thần đoàn kết, khiêm tốn, học hỏi, sự liêm chính và tận tâm với trách nhiệm được giao…

Ông cũng khẳng định trách nhiệm của mình trong thời gian sắp tới: làm sao để trong thời gian ngắn nhất học hỏi, thích nghi và nắm bắt được công việc mới, để cùng tập thể cán bộ, biên tập viên, người lao động trong hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bước tiếp hành trình mà những thế hệ đi trước đã khai mở.

Với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần tổ chức tốt công việc sản xuất - kinh doanh, đảm bảo hiệu quả, tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống người lao động.

Việc bảo toàn vốn Nhà nước, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ là phương tiện, là công cụ để thực hiện mục tiêu mang tính giá trị cốt lõi: hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nghĩa vụ xã hội, đó là cung ứng đủ, kịp thời với giá thành rẻ nhất, chất lượng cao nhất các loại sách Giáo dục nói chung và sách giáo khoa nói riêng.

Ông Nguyễn Tiến Thanh, sinh năm 1968, đã có hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí.

Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh từng đảm nhiệm các vị trí: phóng viên báo Thanh Niên (4.1991-3.1996); Phó ban biên tập Báo Thanh Niên (3.1996-1.1999); Phó Tổng biên tập Báo Gia đình và xã hội (1.1999-11.2001); Phó Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật (11.2001-5.2010); Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật (5.2010-4.2020); Tổng biên tập tạp chí Đời sống và Pháp luật (4.2020- đến 6.2024).

Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.