Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

lop-10-4620.jpg
Phụ huynh động viên con khi tan thi vào lớp 10 năm 2024

Cần phân biệt rõ giữa thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp

Thông thường có các phương thức tuyển sinh cơ bản là: Xét tuyển; Thi tuyển và Kết hợp hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Vậy dùng phương thức nào cho phù hợp? Câu hỏi này được trả lời cần căn cứ vào thực tế của từng địa phương khi số lượng chỉ tiêu cần tuyển bằng hoặc lớn hơn số lượng đăng kí đầu vào thì chỉ cần xét tuyển. Còn số lượng nhiều hơn có tính cạnh tranh cao như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... để phân loại được tốt hơn kết quả học tập ở cấp học liền kề thì cần tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.

Ngoài ra, trong phạm vi của một địa phương cũng có thể kết hợp thi tuyển cho quận/huyện/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh/ thành phố có tỉ lệ học sinh cạnh tranh đầu vào cao và xét tuyển cho đơn vị không có tính cạnh tranh đầu vào.

Cần phân biệt rõ giữa thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp. Với trường hợp tranh luận các môn thi vào lớp 10 dư luận đang xôn xao thì đây là thi tuyển sinh chứ không nên nhầm lẫn như thi tốt nghiệp vì học sinh lớp 9 mà phải đảm bảo điều kiện đã tốt nghiệp THCS theo quy định tại khoản 3 điều 34 Luật giáo dục 2019 mới được dự thi vào lớp 10.

Như vậy, việc thi tuyển sinh nhằm để phân loại thí sinh phục vụ mục đích tuyển sinh vào lớp 10 khác với thi tốt nghiệp là "học gì thi đó" và tránh học tủ học lệch.

3-670.jpg
Theo Chương trình GDPT 2018 thì cấp THPT học sinh sẽ được lựa chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp

Vậy thi tuyển sinh cần những môn thi nào?

Thi nói riêng và Kiểm tra, đánh giá nói chung đều có căn cứ quan trọng là dựa vào chương trình giáo dục. Với chương trình GDPT 2018 có mục tiêu là phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do vậy, việc thi tuyển sinh cũng phải là thi đánh giá năng lực của học sinh.

Việc thi đánh giá năng lực của học sinh về bản chất là mượn nội dung kiến thức để đánh giá các năng lực cần đánh giá. Vì thế với cấp THCS thì các năng lực cần đánh giá là các năng lực cơ bản nên có thể lựa chọn 2 môn học cơ bản nhất là Toán và Ngữ văn để dùng làm nội dung đánh giá các năng lực cơ bản đó.

Vẫn theo Chương trình GDPT 2018 thì cấp THPT học sinh sẽ được lựa chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp, do vậy để có thể phân loại tốt hơn cho việc lựa chọn học sinh vào lớp 10 thì có thể tổ chức thi thêm một môn thứ 3 và đồng thời cũng tạo nền tảng năng lực đặc thù cho học sinh để học tập thành công các môn học lựa chọn ở cấp THPT (tương tự các đại học tuyển sinh bằng 3 môn vào các ngành học bậc đại học).

Vậy môn thi thứ 3 nên chọn môn thi nào?

Việc chọn môn thi thứ 3 không nên để theo quy định là bốc thăm vì sẽ tạo sự may rủi, thiên kiến cho mỗi nhóm học sinh khác nhau và không tạo nền tảng năng lực đặc thù giúp ích cho học sinh học tập các môn lựa chọn và thuận lợi ở cấp THPT.

Phương án tốt nhất cho người học là được tự lựa chọn một trong số môn học sau: Ngoại ngữ, KHTN, Lịch Sử và Địa lý, GDCD (các môn học này là các môn khoa học cơ bản, các môn học còn lại là các môn học ứng dụng và năng khiếu: Tin học, Công Nghệ, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất). Tuy nhiên phương án này rất vất vả, khó khăn trong việc ra đề thi nhưng thuộc về người lớn và đem lại lợi ích tối đa cho người học.

Ngoài ra, có thể chọn môn thi thứ 3 là môn ngoại ngữ vì thuận lợi cho tất cả học sinh khi vào học cấp THPT là môn học bắt buộc và thực hiện theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học và hướng tới cho người học với xu hướng thành công dân toàn cầu trong tương lai.

thi-vao-lop-10-4870.jpg
Tâm trạng của thí sinh khi tan thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2024

Ban hành Thông tư quá chậm, học sinh sẽ gặp khó khăn

Việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành phục vụ cho việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Chương trình GDPT 2018 là hết sức cấp thiết.

Tuy nhiên, việc ban hành dự thảo vào thời điểm này là rất chậm và nếu Thông tư này thông qua cũng đã hết học kì 1 năm học 2024-2025 sẽ gây áp lực, khó khăn cho học sinh lớp 9 năm học này, bởi lẽ đây là năm đầu tiên thi theo Chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, lứa học sinh này phải chịu ảnh hưởng ngay khi bước vào lớp 6 học chương trình mới và trải qua 2 năm học trực tuyến do dịch Covid-19. Đặc biệt, bất cập việc thực hiện tổ chức dạy và học môn Khoa học Tự nhiên trong thời gian khá dài, hiệu quả chưa được đánh giá nếu bốc thăm ngẫu nhiên vào môn học này là môn thi thứ 3 sẽ làm dấy lên nhiều tranh cãi không cần thiết khi gần sát ngày thi của học sinh (dự kiến cuối tháng 3 mới bốc chọn môn thi thứ 3).

Trước đó, tỉnh Quảng Nam đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên từ năm học 2025-2026. Theo đó, phương án tuyển sinh là kết hợp xét học bạ THCS để tuyển sinh, sau 10 năm chỉ xét tuyển. 3 môn thi gồm: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh.

TP.Hồ Chí Minh cũng đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Theo đó, kỳ thi lớp 10 công lập diễn ra vào tháng 6 hàng năm với ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Đồng thời, thành phố cũng đã cũng đã công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 THPT năm 2025. Theo đó, đề thi lớp 10 môn Toán cơ bản giữ nguyên, đề thi Văn thay đổi cấu trúc, đề tiếng Anh có thêm yêu cầu viết cụm từ.

Việc thay đổi này là vì năm 2025, lứa học sinh đầu tiên của cả nước hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS. Do đó, đề thi lớp 10 có nhiều điểm thay đổi để phù hợp với chương trình.

Do đó, giờ bốc thăm môn thi thứ 3, không trúng môn tiếng Anh thì học sinh và phụ huynh đã ôn luyện trong thời gian qua biết kêu ai và ai là người chịu trách nhiệm về việc này?

Dẫu biết rằng “khó người, khó ta” nhưng với một kì thi quan trọng mà trong những năm gần đây ở một số địa phương kì thi này còn có sức “nóng” hơn cả thi tuyển sinh đại học như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì nên chăng các nhà quản lý giáo dục cần suy tính thấu đáo để ban hành các quy định hợp lý, hợp tình tránh làm tổn thương đến học trò, phụ huynh và gây bức xúc trong xã hội.

Giáo dục

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.