Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về môn thi thứ ba vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nếu được thông qua, Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT này sẽ có giá trị thay thế Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành ngày 18.4.2014.

Cụ thể, về phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra phương án xét tuyển và thi tuyển.

Trong đó, căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS của đối tượng tuyển sinh. Nếu học sinh lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Về thi tuyển, phương án đưa ra lấy ý kiến của các nhà trường, Sở GD-ĐT là sẽ tổ chức thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn và một môn thi thứ ba do Sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.

Như vậy, các môn còn lại cụ thể là: Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Hoá học, Vật lý, Sinh học), Lịch sử - Địa lý, Tin học, Công nghệ…

z5515600049233-39ee68c25d6e6d2c4-1717735543850-1210.jpg
Thí sinh tham gia kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội. Ảnh: Xuân Quý

Thời lượng dành cho các môn thi cũng được quy định cụ thể đó là môn Ngữ văn, thí sinh làm bài 120 phút; môn Toán 90 phút; môn thi còn lại không quá 90 phút; môn thi chuyên 150 phút.

Thành phần tổ chức bốc thăm gồm lãnh đạo Sở GD-ĐT, đại diện lãnh đạo các phòng trực thuộc sở, thanh tra và các thành phần có liên quan khác do sở mời. Biên bản bốc thăm phải có chữ ký của các thành viên tham gia.

Môn thi được bốc thăm phải công bố trước ngày 31.3 hàng năm. Đối với việc tuyển sinh vào trường THPT chuyên, mỗi môn chuyên có thêm một môn thi chuyên.

Nội dung đề thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Mỗi môn thi chuyên được thi bằng một đề thi riêng theo chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Tuy nhiên, đề thi đối với môn chuyên phải bảo đảm lựa chọn được những học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi tuyển lớp 10 THPT theo chương trình GDPT 2018. Trước đây, đa số tỉnh, thành phố tổ chức kỳ thi tuyển sinh này với 3 bài thi gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, chương trình mới có thể có những thay đổi đáng kể.

Thời điểm này, các nhà trường, phụ huynh, học sinh lớp 9 mong ngóng phương án thi sớm được công bố để có kế hoạch học tập. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn đang lấy ý kiến các địa phương.

Đến thời điểm này, mới chỉ Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh công bố cấu trúc, định dạng đề thi các môn.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh chỉ xây dựng cấu trúc đề thi 3 môn (Toán, Văn, Ngoại ngữ); Hà Nội xây dựng thêm đề minh họa của cả các môn tích hợp là Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý.

Ngoài ra, hồi tháng 8, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026, trong đó Sở GD-ĐT Quảng Nam sẽ tổ chức một kỳ thi tuyển sinh với 3 bài thi Toán, Văn, Ngoại ngữ và kết hợp với việc xét học bạ bậc THCS của học sinh.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...