Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Cụ thể, đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở, thực hiện dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Thông tư số 08/2024/TT- BGDĐT ngày 15.5.2024 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQPAN trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.

Giáo viên lựa chọn nội dung thông qua tổ bộ môn, các tổ bộ môn tổng hợp nội dung thông qua Ban Giám hiệu, trên cơ sở nội dung lồng ghép của các tổ bộ môn nhà trường thống nhất kế hoạch và triển khai thực hiện lồng ghép nội dung GDQPAN bảo đảm đủ nội dung theo quy định đối với từng cấp học và khối lớp.

Đối với cấp Trung học phổ thông, quán triệt và thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Ban hành Chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cấp THPT; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức mới đã được thống nhất trong tập huấn công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh năm 2024.

Các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phân phối nội dung chương trình cho cả năm học phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị, trang thiết bị dạy học và tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch giáo dục.

qpan-7631.jpg
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung GDQPAN phải thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. Ảnh: Cổng thông tin điện tử công an Gia Lai

Đối với các nội dung thực hành, dạy tập trung dứt điểm theo bài nhưng không quá 3 tiết/buổi và phải thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo đảm an toàn, đặc biệt khi sử dụng vũ khí, trang bị.

Xây dựng kế hoạch bài dạy khoa học, đúng, đủ theo chương trình; các bài dạy phải được thông qua tổ chuyên môn và nhà trường theo quy định trước khi tổ chức giảng dạy; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả nhằm phát triển phẩm chất, năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Các nhà trường tích cực, chủ động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GDQPAN; nâng cao chất lượng nghiên cứu bài dạy, tổ chức tọa đàm, trao đổi về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy, học.

Phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong dạy, học môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Kết hợp chặt chẽ công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và các nội dung hoạt động giáo dục khác bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn phù hợp với từng lứa tuổi.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp với tổ chức dạy học tập trung các nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong chương trình môn học và học tập trung tại các trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, cơ sở giáo dục đại học tự chủ môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh để kết thúc môn học.

Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...