Phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

Giảm nghèo - bài toán phải có lời giải

Giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa bao giờ là bài toán dễ nhưng bắt buộc phải có lời giải. Lời giải sớm chừng nào, đời sống người dân bớt khổ chừng ấy và tâm tư của những cán bộ luôn bám sát dân trong cuộc chạy đua với cái nghèo mới thôi nặng trĩu…

Khó khăn chồng chất

Điều dễ nhận thấy ở các huyện miền núi Nghệ An là địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, đất sản xuất ít, khí hậu vô cùng khắc nghiệt và trình độ dân trí luôn ở tình trạng không đồng đều. Với từng đó bất cập, đòi hỏi cả người dẫn dắt lẫn người thực thi phải nỗ lực gấp 10 thậm chí vài chục lần trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh 3: Cán bộ NHCSXH huyện Kỳ Sơn luôn đồng hành với cấp ủy, chính quyền huyện tìm hướng thoát nghèo cho đồng bào. Ảnh: Đức Kiên
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn luôn đồng hành với cấp ủy, chính quyền huyện tìm hướng thoát nghèo cho đồng bào. Ảnh: Đức Kiên

Đến thời điểm này, nguồn vốn Cho vay hộ nghèo đã được NHCSXH Trung ương cân đối đầy đủ, kịp thời. Nguồn vốn Cho vay giải quyết việc làm nhu cầu lớn nhưng đáp ứng không đủ. Để giải quyết vấn đề này, NHCSXH tỉnh đang tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án: Huy động nguồn lực đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025. Trong Đề án đang xây dựng, mỗi năm ngân sách tỉnh chuyển qua 100 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 80 tỷ đồng, cấp huyện 20 tỷ đồng) ủy thác để NHCSXH cho vay trong giai đoạn 2023 - 2025, chủ yếu là để cho vay giải quyết việc làm.

Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Vinh

Trong giai đoạn 2012 - 2022, tỷ lệ hộ nghèo các huyện này đã giảm từ 24,04% đầu năm 2016 xuống còn gần 8,18% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020); các huyện nghèo 30a giảm bình quân 5,97%/năm. Tuy nhiên, thách thức lớn của Nghệ An là vẫn còn 76 xã và 38 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh vẫn còn 55.000 hộ nghèo tương đương 6,41%, hơn 53.000 hộ cận nghèo, tương đương 6,20%, cao hơn mức bình quân cả nước.

Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh cho biết, Kỳ Sơn nằm trong danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Kỳ Sơn có hơn 99% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách rất lớn. Đây cũng là huyện rẻo cao, đường sá đi lại rất khó khăn; địa bàn rộng, nhiều thôn, bản cách trung tâm huyện cả trăm kilomet. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu khó khăn như hiện nay, trong cuộc chiến với sự nghèo nàn, lạc hậu, lãnh đạo huyện chỉ mong sao dân mình đủ ăn, đủ mặc, con em được học hành và được sống trong môi trường, điều kiện an toàn. Còn tất cả những thành tích khác, lãnh đạo và Nhân dân Kỳ Sơn chưa dám nghĩ tới.

Hiện nay, Kỳ Sơn phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi trồng trọt; sản xuất bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Trong huyện, hiện có tới 80 bản chưa có điện lưới quốc gia. Hàng năm, huyện chi gần 1 nghìn tỷ chủ yếu cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng; trong khi thu ngân sách huyện chỉ đạt 15 tỷ đồng/năm. Bởi thế, để giúp bà con thoát nghèo, rất cần sự hỗ trợ của các cấp ngành, các doanh nghiệp và quyết tâm của đồng bào. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, các chương trình thuộc Nghị quyết 88/2019/QH14 sẽ là những công cụ đắc lực giúp Kỳ Sơn vượt qua khó khăn.

Tại huyện Anh Sơn, cấp ủy, chính quyền huyện cũng đang tích cực triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia (gồm xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi), trên tinh thần rà soát các danh mục và lồng ghép các nguồn lực để sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt, lãnh đạo Anh Sơn cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn tín dụng chính sách, coi đây là công cụ đặc biệt giúp chính quyền và người dân Anh Sơn thực hiện giảm nghèo bền vững.

Luôn bám trụ và đồng hành

Là những cán bộ bám dân, bám bản trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mỗi cán bộ NHCSXH Nghệ An nói chung, Anh Sơn, Kỳ Sơn nói riêng đều ý thức được trách nhiệm cũng như sứ mệnh thiêng liêng của mình. Bởi thế, các anh chị chấp nhận sống xa gia đình, người thân, bỏ lại phía sau những tiện nghi của đô thị để về với đồng bào.

Tinh thần tận tâm, tận lực của cán bộ NHCSXH đã giúp hơn 10 nghìn hộ dân ở Kỳ Sơn được vay vốn NHCSXH. Riêng năm 2022, có 5.239 hộ nghèo được vay vốn để phát triển sinh kế, 545 hộ vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, 707 hộ được vay làm nhà ở để an tâm lao động sản xuất... Điều này đã góp phần giúp 746 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 59,36% còn 54,36%.

Đại diện Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết, tính đến hết năm 2022, tổng dư nợ thông qua ủy thác toàn huyện Kỳ Sơn là 380 tỷ đồng, tăng gần 45 tỷ đồng so với đầu năm, tăng trưởng 13% so với 2021. Hiện nay, toàn huyện hiện có 275 tổ tiết kiệm vay vốn thường xuyên được củng cố, hoạt động ngày càng có hiệu quả; chất lượng tín dụng chính sách toàn huyện tăng lên rõ nét.

Nguồn vốn vay từ NHCSXH đã tiếp nguồn lực quan trọng cho hộ dân nghèo ở Kỳ Sơn, Anh Sơn đầu tư phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện. Đặc biệt, quy mô kinh tế hộ gia đình, các trang trại, gia trại ngày càng được mở rộng, chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng được nâng lên. Đồng thời, tăng cường tính liên kết gắn với phát triển kinh tế tập thể, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu OCOP, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất và kết nối tiêu thụ các mặt hàng của địa phương.

Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh
Xã hội

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.