Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính quyền cơ sở mạnh, thì Thủ đô mạnh!

ĐBQH Trần Văn Khải - tỉnh Hà Nam

Trên cơ sở nghiên cứu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, tôi đề nghị làm rõ hơn 3 vấn đề về: Nguồn lực thực thi; trách nhiệm cá nhân; và thống nhất quản lý bộ, ngành, nhất là lĩnh vực kiến trúc.

Cần dự liệu con số cụ thể về nguồn lực thực thi

Thứ nhất, về nguồn lực thực thi, theo số liệu ban đầu cho thấy, giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của Thủ đô là 650 nghìn tỷ đồng, song khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước (NSNN) của Thủ đô chỉ là 284,1 nghìn tỷ đồng, với mức thiếu hụt là 365,8 nghìn tỷ đồng hay 56% tổng nhu cầu chi. Dự báo tổng nhu cầu chi này sẽ tăng lên 704,8 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030, song mức thiếu hụt cũng được dự báo sẽ tăng lên mức 394,2 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, theo quy hoạch Thủ đô có 10 tuyến đường sắt đô thị với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1 triệu tỷ đồng, hiện nay Hà nội mới đang triển khai một tuyến nhưng còn dở dang. Nguồn vốn đầu tư 9 tuyến còn lại chưa rõ lấy ở đâu và bao giờ có thể hoàn thành.

Rõ ràng, cơ chế, chính sách tài chính cũng như nguồn lực dành cho Thủ đô như một “chiếc áo” quá chật, rất nhỏ so với nhu cầu phát triển Thủ đô trong điều kiện bình thường, chứ chưa nói đến thực hiện Quy hoạch Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Ngay cả so với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù dành cho TP. Hồ Chí Minh quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15, thì cơ chế, chính sách dành cho Thủ đô cũng hoàn toàn chưa tương xứng.

Câu hỏi đặt ra là Thủ đô sẽ lấy đâu ra nguồn lực để thực thi khi Luật có hiệu lực thi hành? Cụ thể như ngân sách của Thủ đô hàng năm sẽ tăng là bao nhiêu phần trăm? Và sẽ không làm ảnh hưởng tới ngân sách chung như thế nào? Các nguồn lực huy động từ cơ chế như khai thác giá trị gia tăng từ đất; cơ sở hạ tầng, nguồn lực xã hội, phát huy nguồn lực từ khu vực tư nhân; hợp tác quốc tế, bộ ngành; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản công…

Tôi cho rằng, cần có dự liệu con số cụ thể nguồn thu, nguồn huy động dự kiến sẽ là bao nhiêu? Bên cạnh đó là con số dự liệu cụ thể chi cho phát triển hàng năm và từng giai đoạn, chi cho các dự án kế hoạch mở rộng, cho đội ngũ cán bộ, viên chức, hợp đồng, chi cho lĩnh vực ưu tiên như văn hóa, khoa học, giáo dục...

Nếu không xác định được rõ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực thì Luật Thủ đô sẽ thiếu tính thực tiễn và nhiều mục tiêu đề ra chỉ dừng ở "khẩu hiệu", khó khả thi như ngạn ngữ có câu “Người ta không thể quét quá xa khi cái chổi quá ngắn”.

Vì vậy, tôi đề nghị hồ sơ dự án Luật cần giải trình rõ hơn, bằng con số cụ thể hơn các nguồn lực dự kiến huy động, các cơ chế cần thiết để thu hút đầu tư khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, từ đó bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá để Thủ đô phát triển xứng tầm vào trong dự thảo Luật.

Chỉ rõ trách nhiệm cá nhân

Thứ hai, về trách nhiệm cá nhân. Tại Điều 10 về UBND, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Điều 12 về UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã; Điều 14 về UBND, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP. Hà Nội… mới quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu mà không có quy định rõ trách nhiệm của họ như trách nhiệm tiếp dân, doanh nghiệp… như thế nào?  Hoặc cụ thể trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đề ra, các dự án ra sao, quy định ở đâu? Thêm quyền thì thêm trách nhiệm gì?… Không chỉ dừng lại như quy định ở Điều 57 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô có tính bao quát chưa chỉ rõ trách nhiệm cá nhân. Đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp.

Khi bỏ HĐND phường và tăng đại biểu HĐND chuyên trách như Báo cáo thẩm tra đề xuất là rất hợp lý. Tăng thêm 30 - 40% đại biểu chuyên trách là cần thiết, để HĐND thực hiện quyền lực thực sự và bao quát. Tuy nhiên, khi cấp phường không có HĐND nếu chỉ tăng chuyên trách HĐND thành phố là chưa đủ vì số lượng đơn vị phường không có HĐND là rất lớn. Để thành phố và quận giám sát được hết các phường thực hiện chức năng, nhiệm vụ là rất khó, nên giám sát càng trở nên rất hình thức.

Vì vậy, ngoài tăng thêm đại biểu HĐND chuyên trách cần tăng thêm đại biểu HĐND thành phố, đại biểu HĐND quận. Có như vậy mới tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương khi thí điểm bỏ HĐND phường.

Về cơ chế bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường, các thành viên Ủy ban phường cần làm rõ HĐND quận có phê chuẩn hay không, vì Điều 11 của dự thảo Luật về HĐND quận, thị xã không quy định? Điều này liên quan đến HDND giám sát hoạt động của UBND phường tiến hành thường xuyên như thế nào cho hiệu quả…? Việc này cần quy định rõ trong dự luật. Chính quyền cơ sở mạnh, thì Thủ đô mạnh.

Quản lý kiến trúc không nhất quán sẽ tạo bộ mặt Thủ đô méo mó, lộm cộm

Thứ ba, về thống nhất quản lý bộ, ngành và chính quyền Thủ đô, đặc biệt là quy định tại Điều 21 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị.

Về cơ bản, tôi nhất trí với quy định tại dự thảo Luật và ý kiến của cơ quan thẩm tra là: phải xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với chính quyền TP. Hà Nội khi xây dựng dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, xác định rõ vai trò của chính quyền TP. Hà Nội và cơ chế xử lý trong trường hợp giữa Bộ, ngành và chính quyền Thành phố có ý kiến khác nhau về nội dung của chính sách.

Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục làm rõ nhưng lĩnh vực quan trọng như: xây dựng, quản lý đô thị, dự án đầu tư của Trung ương trên địa bàn thủ đô và những vấn đề quy định tại Điều 22 về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Có một vấn đề lưu ý về quản lý kiến trúc công trình ở Thủ đô,nhất là khâu thực thi,không nhất quán sẽ tạo bộ mặt thủ đô méo mó, lộm cộm, xung khắc, cho xây cao rồi cắt xén... Việc này cần xem xét giao cho đơn vị nào làm đấu mối, chịu trách nhiệm chính, hay có thể tổ chức chuyên môn như Kiến trúc sư trưởng thành phố trước đây với quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng là cơ quan chuyên môn có quyền chuyên môn giữ gìn kiến trúc từng nhà, khu vực và tổng thể bộ mặt, hình hài kiến trúc Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Khi quyền hạn chuyên môn kiến trúc cao hơn quyết định hành chính của chính quyền hay bộ, ngành để thực hiện quy định quản lý kiến trúc thống nhất của thành phố và Bộ Xây dựng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững, lâu dài, thống nhất và đồng bộ. Đây là một chế định nhiều nước phát triển áp dụng để quản lý kiến trúc thống nhất và giữ gìn kiến trúc văn hóa truyền thống đặc biệt ở những đô thị cổ kính như Thủ đô các nước.

Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.