Đủ dữ liệu sẽ tìm được “điểm cân bằng”

Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân và có nhiều tiềm năng để phát triển, song ngành dược Việt Nam hiện vẫn đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì những thách thức càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết.

Theo đánh giá của Ủy ban Xã hội, các doanh nghiệp dược trong nước chưa tận dụng được lợi thế của mình do thiếu nguồn lực và trình độ về kỹ thuật công nghệ còn hạn chế; trong khi đó, các nhà đầu tư lớn nước ngoài lại sẵn sàng đầu tư với các dự án lớn, “thâu tóm” các doanh nghiệp dược trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm dược trong nước bằng nhiều cách khác nhau.

“Hiện nay, các mặt hàng dược nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường dược trong nước; các tập đoàn dược đa quốc gia, các tập đoàn dược nước ngoài đang dần “thôn tính” các doanh nghiệp dược tương đối có tên tuổi trong nước”. Phản ánh thực tế này tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều 18.6 vừa qua, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) lo ngại sẽ dẫn tới sự mất an ninh về dược phẩm bởi ưu tiêu hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia hay các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm sẽ luôn là lợi nhuận thay vì mục tiêu bảo đảm an ninh dược phẩm hay thực hiện các chiến lược quốc gia về phát triển ngành dược trong nước…”.

Trước thực tế đó, khi dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Quốc hội đưa ra các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển ngành dược, công nghiệp dược trong nước, các đại biểu Quốc hội đều hết sức hoan nghênh, ủng hộ và đánh giá cao. Dù vậy, đi vào chính sách cụ thể vẫn còn nhiều vấn đề Quốc hội phải thảo luận kỹ lưỡng hơn.  

Trong đó, một “cảnh báo” đáng chú ý từ ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) là: chúng ta “cần biết vị trí mình đang ở đâu, tránh duy ý chí". Bởi nếu không, “chúng ta sẽ làm rất nhiều biện pháp để ngăn chặn, không cho thuốc của các hãng dược phẩm lớn vào Việt Nam trong khi thuốc tương đương của chúng ta không thể so sánh nổi với thuốc tốt của nước ngoài. Trong khi đó, người dân vẫn phải dùng thuốc nước ngoài thì giá thuốc sẽ bị đẩy lên”. Hay một “cảnh báo” khác của ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) “thị trường dược trong nước rất phát triển nhưng điều này cũng đáng lo ngại do công tác quản lý đối với các nhà thuốc, thị trường thuốc và thậm chí các công ty sản xuất thuốc chưa thực sự chặt chẽ”.

Ngay trong báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Xã hội cũng đã lưu ý, thuốc là mặt hàng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, tác động đến an ninh y tế nên cần được đánh giá kỹ lưỡng, xem xét thận trọng và tổng thể trên cơ sở “lấy người dân làm trung tâm”. Cơ quan thẩm tra đề nghị hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược theo hướng: khai thác thế mạnh hiện có và tiềm năng của ngành dược bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợmang tính đột phá, khả thi về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà Việt Nam chưa tự chủ được như sản xuất thuốc mới, các sản phẩm điều trị tiên tiến, thuốc sinh học có giá trị cao.

Cái khó với các nhà lập pháp là, dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã “trên tay mình” nhưng lại vẫn chưa có những đánh giá tổng kết chi tiết, thấu đáo về tình hình phát triển của ngành công nghiệp dược trong nước; chưa có báo cáo tổng kết đánh giá về việc hiện nay số doanh nghiệp dược trong nước hoạt động hiệu quả nhiều hay ít, nếu những công ty dược trong nước phụ thuộc vào các công ty, tập đoàn có yếu tố nước ngoài thì liệu có bảo đảm an ninh về dược không, nhất là trong tình huống bùng phát dịch...

Khi chưa có đủ dữ kiện thông tin cần thiết thì các nhà lập pháp, ngay cả những chuyên gia hàng đầu đã hoạt động lâu năm trong ngành y tế như đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu..., cũng rất khó quyết định các chính sách đã cân bằng hay chưa, đã hiệu quả và hợp lý để có thể đạt được cả hai mục tiêu: vừa thúc đẩy ngành dược, công nghiệp dược trong nước phát triển, đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân (ở đây, lợi ích không chỉ là thuốc tốt, giá thành hợp lý mà còn là sức khoẻ, tính mạng của người dân), góp phầnbảo đảm an ninh y tế, lại vừa không “duy ý chí” với các sản phẩm dược, công nghiệp dược nước ngoài.

Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể trong tuần này. Trên cơ sở đó, dự luật sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp tới. Thời gian vẫn còn đủ để cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, giải trình thấu đáo hơn những vấn đề đã được cơ quan chủ trì thẩm tra và các đại biểu Quốc hội đặt ra. Bởi xét đến cùng, nếu không tìm được "điểm cân bằng" trong thiết kế chính sách thì việc sửa đổi Luật cũng chưa thể đạt mục tiêu!

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.