Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

khcn-17098767231241627082816.jpg
Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, câu chuyện thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học đã được phản ánh rất nhiều thời gian qua. Theo thông lệ hoạt động nghiên cứu trên thế giới, chỉ thực hiện hậu kiểm kết quả nghiên cứu, không kiểm tra chi tiết đầu vào làm như thế nào để thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong khi đó, ở nước ta, để thực hiện một đề tài nghiên cứu, nhà khoa học không chỉ phải dành công sức cho nghiên cứu mà còn phải dành không ít thời gian để hoàn thiện các giấy tờ liên quan với rất nhiều thủ tục nhiêu khê.

Nghiên cứu khoa học sẽ khó phát triển khi chúng ta vẫn mang nặng quản lý về thủ tục hành chính. Chia sẻ trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nói “khi vẫn còn tư duy quy định theo kiểu đồng nào mua mắm, đồng nào mua muối thì rất khó. Thực tế nhiều nhà khoa học khi nhìn các quy định thấy nản, nhất là trong khâu thanh toán". Chia sẻ này của đại biểu Thủy cũng lý giải vì sao có người cho rằng, giấy tờ thanh toán của một số đề tài còn nhiều hơn báo cáo tổng kết đề tài! Đây cũng là một trong những lý do khiến không ít những người làm công tác nghiên cứu, những nhà khoa học không còn cảm thấy hào hứng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cho đến thời điểm hiện nay, khi mà thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết thì những rào cản từ các thủ tục hành chính rườm rà này cần phải được tháo gỡ càng sớm, càng tốt.

Nếu như Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được coi là bước đột phá về tư duy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội là bước đổi mới về cơ chế, chính sách, nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ mới. Với việc Quốc hội cho phép cơ chế khoán chi trong thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các nhà khoa học cho rằng đã thực sự tạo “luồng gió mới” để họ cảm thấy yên tâm hơn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà không phải canh cánh nỗi lo mang tên "thủ tục hành chính".

Trên cơ sở Nghị quyết số 193/2025/QH15, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Theo đó, để tháo gỡ điểm nghẽn về thủ tục hành chính, dự thảo luật đã đơn giản hóa các bước phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; giảm thời gian phê duyệt nhiệm vụ (đề xuất, xác định, tuyển chọn...) theo hướng giảm thời gian xét duyệt, yêu cầu, hồ sơ. Đồng thời làm rõ đổi mới cách thức triển khai theo hai phương thức: do Nhà nước đặt hàng và do tổ chức, cá nhân đề xuất có cơ chế giao kết quả phù hợp, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, bỏ thủ tục đăng ký hoạt động khoa học, công nghệ đối với tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ (Luật Giáo dục đại học, Luật Doanh nghiệp...) khi tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; chỉ yêu cầu đăng ký tổ chức khoa học, công nghệ đối với tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật khoa học, công nghệ có chức năng chủ yếu là nghiên cứu và phát triển. Cùng với đó, dự thảo luật cũng quy định theo hướng đơn giản hóa quy định về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ...

Khi cơ chế khoán chi được triển khai thực hiện, các vướng mắc thủ tục hành chính được tháo gỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học toàn tâm, toàn ý tập trung cho công tác nghiên cứu. Từ đó tạo ra được những sản phẩm khoa học, công nghệ có chất lượng, mang tính ứng dụng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.