Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Song song với cơ hội kinh doanh rộng mở, người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử - đặc biệt là các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ (tiểu thương) – đang đối mặt với những thách thức không nhỏ. Khi thị trường thương mại điện tử dần định hình, quyền lực tập trung vào một số nền tảng lớn, tạo ra sự chênh lệch đáng kể về quyền lực giữa người bán và sàn thương mại điện tử.

Nếu như trước đây, các nền tảng thương mại điện tử sẵn sàng hỗ trợ người bán để thu hút họ tham gia, thì nay, khi thị trường đã định hình, sự phụ thuộc vào nền tảng trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Tiểu thương không chỉ đối mặt với các chính sách thay đổi đột ngột mà còn bị hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu và mất khả năng thương lượng.

Khác với thị trường truyền thống, nơi các tiểu thương có thể chủ động thiết lập mối quan hệ với khách hàng và điều chỉnh giá cả, thì trên sàn thương mại điện tử, họ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng. Hệ thống thuật toán, chính sách hiển thị, phí hoa hồng, phí quảng cáo, thậm chí cả việc đóng/mở gian hàng đều do sàn quyết định.

Nhiều tiểu thương trên sàn thương mại điện tử than phiền rằng, họ có thể bị đình chỉ gian hàng mà không được thông báo rõ ràng, hoặc bị thay đổi điều khoản hợp tác mà không có sự thỏa thuận trước. Hơn thế, khi tranh chấp xảy ra, người bán gần như không có cơ chế bảo vệ hiệu quả. Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu công bằng, khi một bên nắm trong tay quyền lực quá lớn.

Hiện chưa có thống kê chính thức về những vấn đề kể trên ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở thị trường EU, nghiên cứu của Ủy ban châu Âu chỉ ra rằng, 46% doanh nghiệp sử dụng nền tảng trực tuyến gặp phải các vấn đề trong quan hệ thương mại với nền tảng, trong số đó, 21% cho biết các vấn đề xảy ra thường xuyên. Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nền tảng (chiếm hơn 50% doanh thu từ nền tảng) có khả năng gặp vấn đề cao hơn đáng kể (75%) và thường xuyên hơn (33%). Thiệt hại kinh tế ước tính từ 2 đến 19,5 tỷ Euro mỗi năm.

Quay trở lại với nước ta, pháp luật thương mại điện tử hiện nay tập trung chủ yếu vào các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tương ứng với đó là trách nhiệm của người bán và sàn thương mại điện tử; trong khi quyền và lợi ích của một chủ thể quan trọng khác – người bán hàng hóa dịch vụ, dường như bị “bỏ ngỏ”. Luật Cạnh tranh năm 2020 đã tạo ra hành lang pháp lý để xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường - đây là cơ chế rất tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các hành vi bất lợi kể trên có thể diễn ra mà không cần có thoả thuận hay ở vị trí thống lĩnh. Đây là “khoảng hở” giữa pháp luật cạnh tranh và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử.

Thực tế cho thấy, các nền tảng thương mại điện tử không chỉ đóng vai trò trung gian mà còn nắm giữ quyền lực chi phối đáng kể đối với thị trường. Điều này đòi hỏi một khung pháp lý rõ ràng hơn để bảo vệ quyền lợi của người bán, thay vì chỉ tập trung vào bảo vệ người tiêu dùng như hiện nay. Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử - đây là cơ hội để thiết kế chính sách về bảo vệ quyền lợi cho người bán trên nền tảng thương mại điện tử. Thay vì những quy định hành chính, chính sách này nên tập trung vào tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của sàn thương mại điện tử đối với người bán, bảo đảm khả năng tiếp cận dữ liệu kinh doanh và quyền tự do thương lượng của người bán.

Khi quyền lợi giữa các chủ thể được giữ ở thế cân bằng, tính cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử sẽ được bảo đảm. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số. Khi đó, thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.