Nên có mức tăng hợp lý

Dự kiến trong tháng 3 này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ có các bước chuẩn bị để đề xuất với Hội đồng Tiền lương Quốc gia về tăng lương tối thiểu vùng.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4,96 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 3,45 triệu đồng/tháng nhưng trung bình, thu nhập trong năm 2024 của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng. Mức này tuy cao hơn mức lương tối thiểu vùng nhưng vẫn chưa bảo đảm mức đủ sống của người lao động.

Cụ thể, theo một khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn (nay là Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động - Công đoàn), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chi tiêu bình quân hàng tháng của mỗi hộ gia đình người lao động lên tới 14,059 triệu đồng và có xu hướng cao hơn vào những dịp cuối năm. Trong cơ cấu chi tiêu, 3 khoản chiếm tỷ trọng lớn là chi phí mua lương thực, thực phẩm, tiền đóng học và trả nợ. Với mức thu nhập của cá nhân lao động hiện nay chỉ đáp ứng được 63% chi tiêu của gia đình; một gia đình công nhân muốn chi trả đủ mức chi tiêu cơ bản, cần ít nhất 2 người đi làm…

Như vậy có thể thấy, việc tăng lương tối thiểu vùng luôn cần thiết, vấn đề còn lại là tăng bao nhiêu và có tăng hay không? Theo phân tích của Phó Trưởng Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Đình Quảng, giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng bình quân mức lương tối thiểu khoảng 9% nhưng từ năm 2020 đến nay tốc độ thấp hơn chỉ khoảng 5 - 6%. Bởi vậy, lương tối thiểu phải tăng tốc nhanh hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và phù hợp với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ý kiến khác thì cho rằng, tốc độ tăng GDP năm 2025 phấn đấu đạt trên 8%, cao hơn so với năm 2024 nên có thể điều chỉnh tăng lương tối thiểu lên mức cao hơn. Vì thế, cần tăng cường vai trò của đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động và Nhà nước trong việc đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2025. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thì có đàm phán giữa hai bên để tăng lương tối thiểu, áp dụng trong công ty mình.

Thực tế, việc đàm phán mức tăng lương tối thiểu chưa bao giờ có thể kết thúc trong một hoặc hai phiên, ngoại trừ năm 2020, các bên đều đồng thuận chưa tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Phía đại diện người lao động và người sử dụng lao động đều có lý lẽ riêng để đưa ra mức tăng hoặc từ chối mức tăng mà phía đại diện người lao động đề xuất.

Tuy nhiên, phải rõ ràng rằng, tiền lương là động lực để người lao động cống hiến. Lương tối thiểu vùng đóng vai trò là mức sàn để bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động. Và đầu tư vào tiền lương chính là đầu tư cho phát triển, đầu tư vào nguồn nhân lực. Vì vậy, khi tăng lương tối thiểu, thu nhập chung của người lao động cũng sẽ được nâng lên. Điều này không chỉ giúp cải thiện đời sống người lao động mà còn tạo động lực thúc đẩy năng suất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và khi kinh tế phát triển, người lao động sẽ được hưởng lợi từ thành quả đó.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) Bùi Sỹ Lợi đã từng nêu quan điểm rằng, các doanh nghiệp muốn giữ chân người lao động, vấn đề quan trọng nhất là thu nhập và tiền lương. Do đó, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng ở mức hợp lý sẽ có "lợi ích kép" đó là có lợi cho người lao động và cũng có lợi cho doanh nghiệp trong việc tạo động lực cho người lao động tăng năng suất, gắn bó với doanh nghiệp.

Bởi vậy, dù việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ có những tác động trực tiếp đến doanh nghiệp như giá thành sản phẩm tăng, chi phí sản xuất tăng theo, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm, nhưng mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp sẽ trở nên hài hòa hơn, về lâu dài sẽ có lợi cho quá trình sản xuất, hạn chế tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động. Vấn đề còn lại là nên có mức điều chỉnh hợp lý để vừa bảo đảm đời sống người lao động, đồng thời không tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Người lao động luôn mong muốn tăng lương nhưng việc này phải được tính toán và phải dựa trên sự hài hòa lợi ích giữa 2 bên.

Chính sách và cuộc sống

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.