Doanh nghiệp muốn được tập huấn về chính sách xanh của EU

Thủ tướng vừa ban hành Công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng chính sách xanh của EU. Tán thành với các giải pháp nêu trong Công điện, đại diện doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cần sớm tổ chức các cuộc tập huấn để giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định có liên quan.

Bước đệm góp phần tăng trưởng hai con số

Thông tin Chính phủ vừa ban hành Công điện 17, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và các tập đoàn, tổng công ty khiến “doanh nghiệp xuất khẩu rất mừng”, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết.

xk-dieu.jpg
EU là một trong ba thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Nguồn: ITN

Liên minh châu Âu (EU) hiện là một trong 3 thị trường xuất khẩu nhân điều lớn nhất của Việt Nam, sau Mỹ và Trung Quốc. Năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 765.000 tấn nhân điều, thu về 4,6 tỷ USD; trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất thì Liên minh châu Âu (EU) có hai nước là Hà Lan (chiếm 7,54%) và Đức (gần 3%), theo VINACAS.

Để có được kết quả đó, cùng với sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp ngành điều đã không ngừng cải tiến công nghệ khi chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mới bằng hơi nước thay thế cho than củi, dầu diesel… giảm thiếu tối đa phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm hiểu thông tin để đáp ứng các quy định từ nước nhập khẩu, trong đó có EU. “Chúng tôi hiểu rằng phát triển xanh, bền vững là yêu cầu tất yếu hiện nay; nếu không triển khai kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh, thương mại bền vững sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu, đồng nghĩa hàng hóa bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn, hoặc không thể xuất khẩu”, ông Bạch Khánh Nhựt nói.

Dù vậy, đại diện VINACAS thừa nhận, việc tìm kiếm thông tin và hiểu rõ về các quy định của thị trường nhập khẩu “không đơn giản”. “Những doanh nghiệp lớn thì hầu như tháng nào cũng có đơn hàng xuất đi EU hay Mỹ, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa - vài ba tháng mới có một đơn hàng nên khó nắm bắt đầy đủ và chính xác quy định của các thị trường này. Người mua hàng cũng chủ động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhưng nhiều khi chính họ cũng không nắm đầy đủ quy định ở nước sở tại. Ngay Hiệp hội dù làm thuần về chuyên môn song không phải lúc nào cũng được cập nhật đầy đủ, hiểu được tận cùng các quy định như Thỏa thuận xanh châu Âu”, ông Nhựt phân trần. Bởi vậy, doanh nghiệp đang rất trông chờ vào việc triển khai Công điện 17.

Phó Chủ tịch Công ty TNHH Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Phạm Phú Trường cho rằng, thế giới đang có những bất định, chính quyền Mỹ có thể sẽ đưa ra những chính sách liên quan hàng hóa xuất khẩu vào nước này trong khi Việt Nam là nước xuất siêu vào Mỹ nên rủi ro với hàng hóa xuất khẩu của nước ta là có. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay và tăng trưởng hai con số ở những năm tiếp theo, việc củng cố, gia tăng thị trường xuất khẩu đóng yếu tố rất quan trọng.

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, với rất nhiều quy định liên quan đến phát triển xanh, bền vững, nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ khó giữ được thị trường này. Vì vậy, thực hiện Công điện 17 có thể coi là bước đệm góp phần duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, qua đó đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP thời gian tới. Đây cũng là bước đi để cụ thể hóa yêu cầu của Chính phủ về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ông Trường nhìn nhận.

Cần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Tại Công điện 17, Chính phủ cho biết, với tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, triển vọng xuất khẩu sang thị trường EU ngày càng lớn mạnh. Dù vậy, các doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU.

Năm 2020, Ủy ban châu Âu đã thông qua Thỏa thuận xanh, với mục tiêu giảm 55% lượng phát thải ròng vào năm 2030 so với năm 1990 và đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Thỏa thuận xanh châu Âu bao gồm các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động, văn bản chính sách, pháp luật cụ thể với các nội dung, chính sách, quy định ngày càng chặt chẽ đối với sản phẩm nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xuất khẩu và chuỗi bền vững, đáp ứng các quy định, chính sách xanh của EU và các cam kết phát triển bền vững, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.

Trong đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn phù hợp các cam kết, quy định, tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn; tập trung hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững; nâng cao năng lực, đào tạo phổ biến các quy định chính sách pháp luật trong nước và quốc tế; rà soát, nghiên cứu các chính sách xanh tại Thỏa thuận xanh châu Âu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp…

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; tổ chức triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh tổ chức triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất EPR… Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên triển khai các giải pháp, bố trí và huy động nguồn lực phù hợp trong việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Cho rằng những giải pháp trên là rất cụ thể và thiết thực, Phó Chủ tịch Thường trực VINACAS đề nghị các bộ, ngành liên quan triển khai ngay, đặc biệt là việc phổ biến quy định cho doanh nghiệp. “Chúng tôi rất mong Bộ Công Thương tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp, hiệp hội trên cả nước để hiểu rõ hơn về Thỏa thuận xanh châu Âu; đồng thời cán bộ ở các Sở Công Thương cũng cần nắm rõ, nắm chắc để tư vấn cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào, bởi chỉ khi hiểu rõ mới thực hiện đúng”, ông Bạch Khánh Nhựt nêu.

Trong bối cảnh đại đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính hạn chế, ông Nhựt đề xuất cần có cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để đầu tư công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn.

Chia sẻ ý kiến trên, ông Phạm Phú Trường bổ sung, về phía các doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ động trong tìm kiếm thông tin về các quy định, chính sách của thị trường nước ngoài cũng như chủ động trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, cần có cơ chế tài chính cho doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn.

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.