Điều trị hỗ trợ kết hợp với dinh dưỡng hợp lý

Hiện chưa có thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), vậy nhưng đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 6 ca nhiễm nCoV. Theo các chuyên gia y tế, bản chất của loại virus này giống virus gây cảm cúm, do đó, việc điều trị chính vẫn là điều trị hỗ trợ, có nghĩa là sử dụng thuốc men, thiết bị y tế để hỗ trợ cho người bệnh tự vượt qua căn bệnh. Hay nói cách khác, đó là người bệnh sẽ tự chữa lành bằng chính hệ miễn dịch của mình.

Corona giống như virus cảm cúm

Theo Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh Lê Quốc Hùng, virus nCoV về bản chất như virus gây cúm mùa, do đó khi nhiễm nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.

Sớm phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời bệnh nhân mắc nCoV Nguồn: ITN
Sớm phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời bệnh nhân mắc nCoV
Nguồn: ITN

Nhiều chuyên gia y tế nhận định, hiện “chưa có thuốc để tiêu diệt virus trong cơ thể người nhiễm” chứ không phải là “virus không thể tiêu diệt được”. Virus nCoV chỉ mới được phát hiện gần đây nên việc tìm ra được thuốc để điều trị hữu hiệu virus này không phải là một chuyện dễ dàng và không thể làm được trong một sớm một chiều.
Mặc dù vậy, theo TS. Lê Quốc Hùng, trong 15 bệnh nhân mắc nCoV của Việt Nam, có 6 người đã khỏi bệnh, những trường hợp còn lại đều tiến triển tốt. Việc điều trị, phòng tránh lây nhiễm virus nCoV được thực hiện không quá phức tạp, giống như phòng bệnh cúm mùa. Hiện nay, việc điều trị chính vẫn là điều trị hỗ trợ, có nghĩa là sử dụng thuốc men, thiết bị y tế để hỗ trợ cho người bệnh tự vượt qua căn bệnh. Hay nói cách khác, đó là người bệnh sẽ tự chữa lành bằng chính hệ miễn dịch của mình.

Theo các chuyên gia y tế, sau một thời gian bị nhiễm virus nCoV, các tế bào miễn dịch của người bệnh sẽ học được cách nhận biết hình thù virus và sau đó sẽ tiêu diệt chúng một cách hữu hiệu. “Điều trị khỏi” trong trường hợp virus nCoV có nghĩa là người bệnh hồi phục và không còn kiểm tra thấy virus trong người.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Sỹ cho hay, điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời. Đồng thời, tùy theo cá thể hóa của người bệnh để có những tác động điều trị, có can thiệp đúng mức diễn biến của bệnh. Các bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân từng giây, từng phút, để nếu có biến chứng nào xảy ra, thì có biện pháp xử lý kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng nặng hơn.

Dinh dưỡng hợp lý là liều thuốc tốt nhất

Theo Trưởng bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh Đào Thị Yến Phi, hệ miễn dịch có thể được xem như hệ thống quốc phòng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây nguy hiểm xâm nhập từ bên ngoài. Người có sức đề kháng và chống bệnh tốt hơn sẽ khó mắc bệnh hơn, nếu không may mắc bệnh cũng sẽ biến chuyển nhẹ hơn và khả năng khỏi bệnh cao hơn, nhất là với các bệnh lý chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như các bệnh gây ra do virus, trong đó có nCoV.

Trên thực tế, cơ thể cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau, cần đủ thời gian và điều kiện về thể chất mới có thể xây dựng được một hệ miễn dịch đủ khả năng chống lại bệnh tật. Như vậy, việc ăn uống đúng cách là một phần quan trọng để hỗ trợ cho hệ miễn dịch làm việc hiệu quả và ít bị tổn thương nhất trong những ngày nCoV đang là mối lo ngại rập rình.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi cũng chia sẻ, rất nhiều người chỉ nhớ đến vitamin C và nước cam chanh khi nói về hệ miễn dịch. Thực chất, hệ miễn dịch còn cần vitamin nhóm B để chuyển hóa chất đường, cần vitamin A để xây dựng hàng rào phòng thủ là các lớp biểu mô, cần vitamin D để chuyển hóa canxi cho các hoạt động của tế bào, cần kẽm để sản xuất các men xúc tác hay i-ốt để sản xuất nội tiết tố tuyến giáp, một loại nội tiết tố giúp kích thích gia tăng hoạt động của nhiều loại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, các kháng thể của con người (immunoglobulin - IgA, IgM…) được làm từ chất đạm và hệ miễn dịch luôn cần loại chất đạm thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vì vậy, nên bảo đảm đủ lượng chất đạm quan trọng hàng ngày nên ưu tiên lựa chọn các loại chất đạm dễ tiêu hóa, có đầy đủ các acid amin thiếu yếu…

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong những ngày này, cơ thể cần dồn hết khả năng miễn dịch để đối phó với nCoV, vì vậy, cần tránh bất kỳ nguy cơ bệnh lý nào có thể xảy ra, trong đó, có cả bệnh lý liên quan đến ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm trùng đường ruột. Người dân cần ăn chín, uống sôi, mua những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để bảo đảm an toàn, vệ sinh. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.