“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

 “Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại nỗi tiếc thương vô bờ bến với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Với 80 năm tuổi đời và 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà lãnh đạo trí tuệ, sâu sắc, bản lĩnh, nhà lý luận xuất sắc của Đảng; suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XI và XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, không thể nào quên. Nhiều tư tưởng, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy đến nay vẫn đang được tiếp nối tại nghị trường Quốc hội.

“Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là yêu cầu khách quan, là công việc tất yếu phải làm, nhưng đổi mới không thể vội vàng, mà phải có bước đi chắc chắn”; “Phải tập trung phát huy được dân chủ một cách thực chất, giảm bớt tính hình thức trong các hoạt động của Quốc hội”; “đúng vai, thuộc bài”… là những tư tưởng như vậy.

Với công tác thông tin, tuyên truyền, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XII, hay sau này là Người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao vị thế, uy tín tờ báo của Quốc hội: Báo Đại biểu Nhân dân.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân
Sau nhiều lần trăn trở, thời khắc quan trọng nhất cũng đã đến, ngày 27.8.2009, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân. Theo đó, Báo Người Đại biểu Nhân dân được nâng cấp và đổi tên thành Báo Đại biểu Nhân dân - tờ báo loại I, cấp Tổng cục.

Tại sao lại đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân? Ý tứ thế nào, hàm nghĩa ra sao? Thực ra Báo chỉ bớt đi chữ “Người”. Đây là điều Ủy ban Thường vụ Quốc hội trăn trở rất lâu. Cái tên không phải chỉ là cái tên mà phải phản ánh linh hồn nào và nội hàm nào?

Đại biểu Nhân dân là với hàm ý rộng hơn, cao hơn và tầm vóc lớn hơn. Hiến pháp quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đại biểu Nhân dân hàm ý là một tổ chức, là Quốc hội, chứ không phải là từng cá nhân, con người cụ thể và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đại biểu Nhân dân là tiếng nói của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -1

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng séc Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 16.10.2009
Tiếp đó, ngày 16.10.2009, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng séc Báo Đại biểu Nhân dân. Măng séc sử dụng Quốc huy thay cho hai lá cờ với tôn chỉ, mục đích được nâng lên ở mức cao hơn. Việc Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tin tưởng trao “Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri” cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Đại biểu Nhân dân là “trao việc lớn phục vụ Quốc hội và các cơ quan dân cử, phục vụ Nhân dân trong thời kỳ mới”.
Bốn ngày sau đó, ngày 20.10.2009, đúng ngày khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XII, Báo Đại biểu Nhân dân số đầu tiên chính thức ra mắt bạn đọc và cử tri cả nước.
“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Báo Đại biểu Nhân dân số đầu tiên chính thức ra mắt bạn đọc và cử tri cả nước

Năm 2024 là dấu mốc quan trọng với Báo Đại biểu Nhân dân khi tờ báo tròn 15 năm  được nâng cấp và đổi tên theo Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân. Nhân sự kiện này, ngày 10.7.2024, đúng 9 ngày trước khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Báo Đại biểu Nhân dân vinh dự và tự hào được đón nhận Thư của Người đứng đầu Đảng ta.

Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là di sản vô cùng quý giá mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân - có lẽ cũng là tờ báo duy nhất vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 4 lần gửi thư chúc mừng.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ nhất, ngày 1.1.2009: Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng có bức thư (viết tay) chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của Báo Người Đại biểu Nhân dân nhân dịp Tết cổ truyền Kỷ Sửu của dân tộc.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ hai, ngày 20.10.2009: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng có bức thư (viết tay) gửi tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, cộng tác viên và bạn đọc của Báo, chúc mừng sự kiện Báo “Người đại biểu Nhân dân” được nâng cấp, đổi tên thành Báo “Đại biểu Nhân dân” và ra số đầu.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ ba, ngày 20.10.2019, trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Thư chúc mừng gửi Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 10 năm Báo Người Đại biểu Nhân dân được nâng cấp và đổi tên thành Báo Đại biểu Nhân dân.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ tư, cũng là lần cuối cùng, 9 ngày trước lúc đi xa, ngày 10.7.2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Thư gửi Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 15 năm tờ báo được nâng cấp và đổi tên (2009 - 2024).

Vậy là, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, bên cạnh những bộn bề lo toan cho việc của Đảng, của đất nước và Nhân dân, Người đứng đầu Đảng ta vẫn dành sự quan tâm, theo dõi và tình cảm sâu sắc cho tờ báo của Quốc hội.

Không chỉ gửi thư chúc mừng nhân dịp Tết cổ truyền và các sự kiện lịch sử của Báo, ngày 12.11.2009, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII một lần nữa chúc mừng và chia vui với tập thể Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên, bạn đọc của Báo, đồng thời nhấn mạnh vị trí, vai trò cũng như những nhiệm vụ Báo cần tập trung làm tốt trong thời gian tới.
“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu cùng toàn thể Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Báo Đại biểu Nhân dân tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 12.11.2009

Đó là, Báo Đại biểu Nhân dân cần tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; về các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, kể cả trong và giữa hai kỳ họp. Báo cần chú ý đi sâu và tuyên truyền để cử tri hiểu xây dựng một đạo luật gian khổ như thế nào, hoạt động giám sát được tổ chức ra sao?...

Báo cần tập trung tuyên truyền, đưa cuộc sống vào pháp luật. “Báo ta phải phản ánh cho được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, của thực tiễn sinh động vào pháp luật. Đừng xa rời cuộc sống. Pháp luật không thể xa rời cuộc sống…” - Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ân cần căn dặn.

Văn phòng Quốc hội - cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu Nhân dân - phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mới của Báo, bảo đảm Báo đi đúng hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định. Tạo mọi điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật, kể cả trụ sở và kinh phí để anh em làm việc. Đặc biệt về vấn đề kinh phí, Văn phòng Quốc hội phải giúp anh em. Chúng ta cần có quan niệm mới về Tờ báo Đại biểu nhân dân, chứ không phải chỉ khoán trắng cho anh em.

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng

Cùng với đó, Báo cần tập trung giới thiệu một cách có chọn lọc kinh nghiệm hoạt động của các cơ quan lập pháp trên thế giới. “Vừa qua, Báo ta đã làm, nhưng cần chú ý giới thiệu có chọn lọc. Quốc hội chúng ta thường xuyên tổ chức các Đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội các nước. Rất nhiều thông tin, kiến nghị mà Báo ta có thể sử dụng và giới thiệu với bạn đọc”.

Đồng thời, có những bài viết động viên, cổ vũ những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; phê phán các hiện tượng hư hỏng, tiêu cực, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với các tư tưởng sai trái, thù địch, trong đó có những nhận thức lệch lạc về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội...

“Những nội dung này sẽ làm nên bản sắc riêng của Báo Đại biểu Nhân dân mà không cơ quan báo chí nào có thể làm thay” - Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng lưu ý.

Đặc biệt, chưa đầy một năm sau sự kiện ký Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người đại biểu Nhân dân, ngày 20.6.2010, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội khi đó đã dành thời gian đi thăm cơ sở vật chất, ân cần bắt tay và thăm hỏi công việc, cuộc sống của các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong Tòa soạn cũng như tình hình xuất bản báo in và báo điện tử hàng ngày của Báo.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -1

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -2

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -3

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm trụ sở Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 20.6.2010

Trong niềm xúc động, thương nhớ khôn nguôi và tình cảm biết ơn sâu sắc nhất, từ tận đáy lòng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo Đại biểu Nhân dân xin được thành kính thắp nén “tâm hương” tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo “lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân”, hiện thân của sự gương mẫu, đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Dân tộc.

Tập thể Báo Đại biểu Nhân dân xin nguyện một lòng, dốc sức, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cả về nội dung và hình thức, tiếp tục thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao - là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri - như sứ mệnh và niềm tin yêu mà Tổng Bí thư đã trao cho tờ báo của Quốc hội. 

Bài: Thanh Tâm
Ảnh: Trí Dũng; Lâm Hiển
Trình bày: Duy Thông