“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

 “Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại nỗi tiếc thương vô bờ bến với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Với 80 năm tuổi đời và 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà lãnh đạo trí tuệ, sâu sắc, bản lĩnh, nhà lý luận xuất sắc của Đảng; suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XI và XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, không thể nào quên. Nhiều tư tưởng, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy đến nay vẫn đang được tiếp nối tại nghị trường Quốc hội.

“Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là yêu cầu khách quan, là công việc tất yếu phải làm, nhưng đổi mới không thể vội vàng, mà phải có bước đi chắc chắn”; “Phải tập trung phát huy được dân chủ một cách thực chất, giảm bớt tính hình thức trong các hoạt động của Quốc hội”; “đúng vai, thuộc bài”… là những tư tưởng như vậy.

Với công tác thông tin, tuyên truyền, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XII, hay sau này là Người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao vị thế, uy tín tờ báo của Quốc hội: Báo Đại biểu Nhân dân.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân
Sau nhiều lần trăn trở, thời khắc quan trọng nhất cũng đã đến, ngày 27.8.2009, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân. Theo đó, Báo Người Đại biểu Nhân dân được nâng cấp và đổi tên thành Báo Đại biểu Nhân dân - tờ báo loại I, cấp Tổng cục.

Tại sao lại đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân? Ý tứ thế nào, hàm nghĩa ra sao? Thực ra Báo chỉ bớt đi chữ “Người”. Đây là điều Ủy ban Thường vụ Quốc hội trăn trở rất lâu. Cái tên không phải chỉ là cái tên mà phải phản ánh linh hồn nào và nội hàm nào?

Đại biểu Nhân dân là với hàm ý rộng hơn, cao hơn và tầm vóc lớn hơn. Hiến pháp quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đại biểu Nhân dân hàm ý là một tổ chức, là Quốc hội, chứ không phải là từng cá nhân, con người cụ thể và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đại biểu Nhân dân là tiếng nói của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -1

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng séc Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 16.10.2009
Tiếp đó, ngày 16.10.2009, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng séc Báo Đại biểu Nhân dân. Măng séc sử dụng Quốc huy thay cho hai lá cờ với tôn chỉ, mục đích được nâng lên ở mức cao hơn. Việc Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tin tưởng trao “Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri” cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Đại biểu Nhân dân là “trao việc lớn phục vụ Quốc hội và các cơ quan dân cử, phục vụ Nhân dân trong thời kỳ mới”.
Bốn ngày sau đó, ngày 20.10.2009, đúng ngày khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XII, Báo Đại biểu Nhân dân số đầu tiên chính thức ra mắt bạn đọc và cử tri cả nước.
“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Báo Đại biểu Nhân dân số đầu tiên chính thức ra mắt bạn đọc và cử tri cả nước

Năm 2024 là dấu mốc quan trọng với Báo Đại biểu Nhân dân khi tờ báo tròn 15 năm  được nâng cấp và đổi tên theo Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân. Nhân sự kiện này, ngày 10.7.2024, đúng 9 ngày trước khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Báo Đại biểu Nhân dân vinh dự và tự hào được đón nhận Thư của Người đứng đầu Đảng ta.

Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là di sản vô cùng quý giá mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân - có lẽ cũng là tờ báo duy nhất vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 4 lần gửi thư chúc mừng.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ nhất, ngày 1.1.2009: Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng có bức thư (viết tay) chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của Báo Người Đại biểu Nhân dân nhân dịp Tết cổ truyền Kỷ Sửu của dân tộc.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ hai, ngày 20.10.2009: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng có bức thư (viết tay) gửi tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, cộng tác viên và bạn đọc của Báo, chúc mừng sự kiện Báo “Người đại biểu Nhân dân” được nâng cấp, đổi tên thành Báo “Đại biểu Nhân dân” và ra số đầu.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ ba, ngày 20.10.2019, trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Thư chúc mừng gửi Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 10 năm Báo Người Đại biểu Nhân dân được nâng cấp và đổi tên thành Báo Đại biểu Nhân dân.

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

Lần thứ tư, cũng là lần cuối cùng, 9 ngày trước lúc đi xa, ngày 10.7.2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Thư gửi Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 15 năm tờ báo được nâng cấp và đổi tên (2009 - 2024).

Vậy là, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, bên cạnh những bộn bề lo toan cho việc của Đảng, của đất nước và Nhân dân, Người đứng đầu Đảng ta vẫn dành sự quan tâm, theo dõi và tình cảm sâu sắc cho tờ báo của Quốc hội.

Không chỉ gửi thư chúc mừng nhân dịp Tết cổ truyền và các sự kiện lịch sử của Báo, ngày 12.11.2009, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII một lần nữa chúc mừng và chia vui với tập thể Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên, bạn đọc của Báo, đồng thời nhấn mạnh vị trí, vai trò cũng như những nhiệm vụ Báo cần tập trung làm tốt trong thời gian tới.
“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu cùng toàn thể Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Báo Đại biểu Nhân dân tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 12.11.2009

Đó là, Báo Đại biểu Nhân dân cần tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; về các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, kể cả trong và giữa hai kỳ họp. Báo cần chú ý đi sâu và tuyên truyền để cử tri hiểu xây dựng một đạo luật gian khổ như thế nào, hoạt động giám sát được tổ chức ra sao?...

Báo cần tập trung tuyên truyền, đưa cuộc sống vào pháp luật. “Báo ta phải phản ánh cho được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, của thực tiễn sinh động vào pháp luật. Đừng xa rời cuộc sống. Pháp luật không thể xa rời cuộc sống…” - Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ân cần căn dặn.

Văn phòng Quốc hội - cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu Nhân dân - phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mới của Báo, bảo đảm Báo đi đúng hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định. Tạo mọi điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật, kể cả trụ sở và kinh phí để anh em làm việc. Đặc biệt về vấn đề kinh phí, Văn phòng Quốc hội phải giúp anh em. Chúng ta cần có quan niệm mới về Tờ báo Đại biểu nhân dân, chứ không phải chỉ khoán trắng cho anh em.

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng

Cùng với đó, Báo cần tập trung giới thiệu một cách có chọn lọc kinh nghiệm hoạt động của các cơ quan lập pháp trên thế giới. “Vừa qua, Báo ta đã làm, nhưng cần chú ý giới thiệu có chọn lọc. Quốc hội chúng ta thường xuyên tổ chức các Đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội các nước. Rất nhiều thông tin, kiến nghị mà Báo ta có thể sử dụng và giới thiệu với bạn đọc”.

Đồng thời, có những bài viết động viên, cổ vũ những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; phê phán các hiện tượng hư hỏng, tiêu cực, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với các tư tưởng sai trái, thù địch, trong đó có những nhận thức lệch lạc về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội...

“Những nội dung này sẽ làm nên bản sắc riêng của Báo Đại biểu Nhân dân mà không cơ quan báo chí nào có thể làm thay” - Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng lưu ý.

Đặc biệt, chưa đầy một năm sau sự kiện ký Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người đại biểu Nhân dân, ngày 20.6.2010, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội khi đó đã dành thời gian đi thăm cơ sở vật chất, ân cần bắt tay và thăm hỏi công việc, cuộc sống của các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong Tòa soạn cũng như tình hình xuất bản báo in và báo điện tử hàng ngày của Báo.
“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri”

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -0

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -1

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -2

“Tờ báo của chúng ta bây giờ là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội và cử tri” -3

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm trụ sở Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 20.6.2010

Trong niềm xúc động, thương nhớ khôn nguôi và tình cảm biết ơn sâu sắc nhất, từ tận đáy lòng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo Đại biểu Nhân dân xin được thành kính thắp nén “tâm hương” tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo “lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân”, hiện thân của sự gương mẫu, đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Dân tộc.

Tập thể Báo Đại biểu Nhân dân xin nguyện một lòng, dốc sức, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cả về nội dung và hình thức, tiếp tục thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao - là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri - như sứ mệnh và niềm tin yêu mà Tổng Bí thư đã trao cho tờ báo của Quốc hội. 

Bài: Thanh Tâm
Ảnh: Trí Dũng; Lâm Hiển
Trình bày: Duy Thông

Diễn đàn Quốc hội

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Diễn đàn Quốc hội

Không làm tăng chi phí tuân thủ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh

Các quy định về trách nhiệm thẩm định quy chuẩn Việt Nam và chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở là hai nội dung có thay đổi so với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần đánh giá tác động, sự cần thiết để không làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong nước và quốc tế.

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân

Một trong những kỳ họp để lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho muôn dân có thể kể đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đúng như chia sẻ của nhiều cử tri, đây là kỳ họp đậm ân tình đại biểu với cử tri, đặc biệt là với cử tri có hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mô hình nhà nước của Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân. Những quyết sách của Quốc hội là minh chứng hùng hồn theo lời dạy của Người “lợi ích đều vì dân”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy

Trong phiên họp chiều 6.1, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã cụ thể hóa 4 nhóm chính sách với nhiều điểm mới về quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; đồng thời đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo cần dự báo, đánh giá tác động về những vấn đề liên quan đến đăng ký lao động, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về người lao động, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực để phát triển công nghiệp công nghệ số

"Luật Công nghiệp công nghệ số ban hành phải đi ngay vào thực hiện Nghị quyết số 57 – NQ/TW; tính toán, làm rõ từ nay đến năm 2030, năm 2045, phải làm chủ công nghệ chiến lược như thế nào để phát triển đất nước; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực để hoàn thiện, xác lập hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển công nghệ số", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6.1.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Diễn đàn Quốc hội

Giấy tờ, tài liệu đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia thì không phải xuất trình, chứng minh

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, theo Luật Dữ liệu năm 2024, đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu được quy định phải có trong thủ tục hành chính đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu minh chứng. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhờ vậy cũng được đơn giản hóa không cần kê khai nhiều thông tin như trước.

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri
Quốc hội và Cử tri

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri

Trao đổi về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp trước thềm Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025 sẽ diễn ra vào tối 5.1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương NGUYỄN THỊ VIỆT NGA khẳng định, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyên truyền hoạt động của cơ quan dân cử; là cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan đại diện và cử tri.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Diễn đàn Quốc hội

"Kim chỉ nam" hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Cấm nhập khẩu, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025

Trong Nghị quyết số 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Diễn đàn Quốc hội

Nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng, thực thi pháp luật

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định về nguyên tắc trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại dự thảo Luật cần thể hiện lại, bảo đảm kết quả giám sát sẽ phục vụ đắc lực việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn
Diễn đàn Quốc hội

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn

Thủ tục hải quan là một trong những lĩnh vực có tác động lớn đến sự phát triển chung, nhất là đối với một địa phương đặc thù như Đồng Nai, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong xu thế phát triển chung, nhiều ý kiến cho rằng, ngành hải quan Đồng Nai cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp tốt và thuận lợi hơn nữa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Diễn đàn Quốc hội

Từng bước giảm chi trực tiếp từ "tiền túi" của người tham gia bảo hiểm y tế

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, với 8 nhóm điểm mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ giải quyết căn cơ tồn tại, vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần từng bước giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ "tiền túi" của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ
Diễn đàn Quốc hội

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ

Việc Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với những giải pháp rõ ràng, toàn diện, đặc biệt là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ta đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Nhấn mạnh như vậy, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, Nghị quyết là cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Quang cảnh hội thảo
Diễn đàn Quốc hội

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện

Nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác dân nguyện góp phần khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ nét tính chất dân chủ của xã hội, để đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến hết năm 2030, tầm nhìn 2045, các đại biểu tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV” cho rằng, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện.