Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống

Đồ án Quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một đến năm 2040 với định hướng phát triển đô thị sẽ được tỉnh Bình Dương ưu tiên bố trí không gian phục vụ cộng đồng, đưa thành phố trở thành đô thị thông minh, đáng sống.

Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống
TP Thủ Dầu Một được ưu tiên bố trí không gian phục vụ cộng đồng, trở thành đô thị thông minh, đáng sống

UBND TP Thủ Dầu Một vừa có báo cáo với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2040.

Theo bà Nguyễn Thu Cúc, Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một, hiện nay thành phố đã hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một đến năm 2040 trình UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Cụ thể, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là cơ sở để UBND TP Thủ Dầu Một xác định các nội dung trong Đồ án Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040 về "quy mô dân số, định hướng phát triển đô thị…".

Thành phố đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh, các sở ngành để thống nhất những nội dung, định hướng trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch TP Thủ Dầu Một đang được lập. Đặc biệt là việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đối với Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương để đảm bảo tính đồng bộ, kết nối với các khu vực xung quanh.

Trên cơ sở thống nhất của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các sở ngành, UBND TP Thủ Dầu Một cập nhật và cụ thể hoá trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2040 các khu vực, vị trí như khu vực Thành uỷ cũ, Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụm bệnh viện, quần thể các công trình công viên - bảo tàng, thư viện – cung văn hoá thiếu nhi thành phố, Đài Truyền hình, sân vận động tỉnh, Trường Chính trị, các quỹ đất công, trụ sở các cơ quan đã di dời nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại I và đúng quy định.

Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi khảo sát thực tế các công trình trên địa bàn TP Thủ Dầu Một

Tuy nhiên, TP Thủ Dầu Một đang gặp khó khăn trong xác định các khu vực trọng điểm, công trình phục vụ tỉnh, phục vụ vùng đặt trên địa bàn thành phố do quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở pháp lý, cũng như định hướng lớn của tỉnh để căn cứ lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một trong quá trình lập quy hoạch song song với quy hoạch tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, thành phố gặp một số vướng mắc về quy định khi thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung nhằm sử dụng trụ sở của các cơ quan, ban ngành tỉnh sau khi đã di dời vào trụ sở mới và phương án sắp xếp, bố trí các quỹ đất công nhằm bố trí các công trình văn hoá – xã hội, y tế - giáo dục.

Sau khi nghe UBND TP Thủ Dầu Một báo cáo, trình bày những khó khăn, vướng mắc, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương yêu cầu TP Thủ Dầu Một tiếp tục rà soát, điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, đưa TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi lưu ý TP Thủ Dầu Một trong việc bố trí, sử dụng hợp lý trụ sở của các cơ quan, ban ngành tỉnh sau khi đã di dời. Ưu tiên các không gian phục vụ cộng đồng, phát triển thương mại, dịch vụ và phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương cũng chỉ đạo UBND tỉnh, các sở ngành phối hợp với TP Thủ Dầu Một tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Riêng đối với các dự án đầu tư công, cần tập trung nguồn lực thực hiện dứt điểm, đảo bảo đúng tiến độ.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng lãnh đạo các sở, ngành cũng đã khảo sát thực tế tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ rạch 7 Tra đến rạch Bà Lụa). Tuyến đường có tổng chiều dài 1.775m. UBND TP Thủ Dầu Một kiến nghị tỉnh xem xét bổ sung dự án vào danh m​ục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Trên đường phát triển

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và trung ương giao (Ảnh: Đức Hiệp)
Trên đường phát triển

Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.