Thành phố Cần Thơ hướng đến thành phố xanh, bền vững

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

Diện mạo mới khang trang

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. Cần Thơ, đến nay, thành phố đã hoàn thiện quy hoạch đô thị, lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn các quận và điều chỉnh các đồ án quy hoạch chung thị trấn; ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP. Cần Thơ; thường xuyên rà soát các đồ án quy hoạch không còn phù hợp để tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng. Trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, thành phố luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo từ Trung ương hướng đến phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Qua hơn 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030, thành phố đã huy động nhiều nguồn vốn để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị; xây dựng hệ thống hạ tầng kiểm soát và giảm tình trạng ngập nghẹt ở khu vực trung tâm thành phố do mưa, lũ, triều cường; kết nối hệ thống hạ tầng giữa khu vực trung tâm với các khu đô thị mới ở các quận, huyện. Cùng với việc đầu tư, nâng cấp các điểm tập trung, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hiện đại; triển khai thực hiện kế hoạch phân loại, thu gom, trung chuyển rác để bảo đảm mỹ quan đô thị, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường và giảm thiểu phát thải trong giao thông. Đến nay, nhiều công trình thuộc Dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3) như cải tạo hệ thống thoát nước khu vực trung tâm quận Ninh Kiều (32 tuyến đường), xây dựng kè sông Cần Thơ; xây dựng bờ kè rạch Cái Sơn - Mương Khai; tuyến đường nối Cách mạng tháng Tám với đường tỉnh 918, xây dựng các cống ngăn triều và các âu thuyền kết hợp với cống ngăn triều (rạch Cái Sơn và Cái Khế), 9 cống ngăn triều trên tuyến hành lang kiểm soát ngập, cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ… đã tạo diện mạo ngày càng khang trang của đô thị sông nước Cần Thơ.

bm.jpg
TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh. Ảnh: Chí Quốc

Ðể bảo đảm cân bằng sinh thái, phát triển xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thành phố xác định trồng cây xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên ở tất cả các địa phương. Những năm gần đây, phong trào trồng cây xanh đã trở thành hoạt động thường niên và là nét đẹp văn hóa gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Theo thống kê sơ bộ, giai đoạn 2021 - 2023, thành phố đã trồng gần 4,2 triệu cây phân tán, vượt 4,85% kế hoạch. Cây xanh đã tạo thành những “lá phổi sống” thanh lọc và cải thiện môi trường, tăng vẻ mỹ quan cho nhiều khu vực đô thị và nông thôn trên địa bàn.

Xây dựng, phát triển đô thị Cần Thơ gắn liền với bản sắc sông nước

Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 59-NQ/TW) xác định TP. Cần Thơ đến năm 2030 “là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long”. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố là tập trung triển khai thực hiện tốt quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tầm nhìn dài hạn, phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế để đưa Cần Thơ vươn lên không chỉ là đô thị phát triển năng động, mà còn là đô thị sinh thái mang bản sắc văn hóa sông nước đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với vị trí là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, phương án phát triển hệ thống đô thị của thành phố sẽ theo hướng tiên phong cho những mô hình phát triển đô thị đặc thù của vùng sông nước. Trong đó, tập trung vào 3 mô hình là: đô thị sinh thái sông nước dọc sông Hậu: lấy sông Hậu là mặt tiền chính cho toàn thành phố, phát triển bản sắc của từng quận, huyện thành đô thị bên các sông nhánh. Đô thị hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường: phát triển trục hạ tầng đa phương thức dọc theo trục hành lang kinh tế Đông - Tây, đường sắt trên cao phục vụ cảnh quan, du lịch dọc sông Hậu; phát triển đô thị gắn với nhà ga đường sắt, sân bay. Đô thị thông minh: đô thị số gắn với phát triển kinh tế số, tích hợp kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả của hệ thống hạ tầng cứng, nhất là hạ tầng giao thông.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ Mai Như Toàn, để phát triển đô thị Cần Thơ đúng theo định hướng mà Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị và quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra, vấn đề cần nhất quán trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố là xây dựng và phát triển đô thị Cần Thơ phải gắn liền với bản sắc sông nước trong bối cảnh quản trị đô thị thông minh, phát triển bền vững. Đô thị Cần Thơ phải gắn bó hữu cơ với sự vận hành của hệ thống đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long, liên kết với TP. Hồ Chí Minh và cả nước. “Chỉ có như thế, Cần Thơ mới có thể trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở châu Á, trở thành thành phố thông minh đáng sống của Việt Nam” - ông Mai Như Toàn nhấn mạnh.

Trên đường phát triển

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và trung ương giao (Ảnh: Đức Hiệp)
Trên đường phát triển

Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.