Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Nghĩ cho dân, nghị quyết sẽ không nằm trên giấy

Đây có lẽ là nhiệm kỳ đặc biệt nhất trong lịch sử hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái. Điều đặc biệt không nằm ở bộ máy, tổ chức, mà ở những việc chưa có tiền lệ, đòi hỏi sự đột phá tư duy, quyết sách mạnh mẽ, kịp thời. Gần 300 nghị quyết ban hành từ đầu nhiệm kỳ (2021 - 2026) đến nay ra đời từ thực tiễn, được triển khai kịp thời, hiệu quả đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó, không thể không nhắc đến những chính sách “cấp bách - nóng hổi - chưa có tiền lệ” ban hành trong đại dịch Covid-19 và mới đây là các nghị quyết “khẩn cấp” hỗ trợ người dân sau bão số 3 (bão Yagi). “Từ cuộc sống vào nghị quyết”, “đưa nghị quyết vào cuộc sống” không phải là khẩu hiệu, hô hào mà là nội hàm quan trọng trong tiến trình đổi mới phương thức hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái.

Kỳ 1:

Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Ảnh: H.T.Tâm

Ảnh: H.T.Tâm

Khác với thường lệ, Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Yên Bái (ngày 30.9) bắt đầu trong không khí tĩnh lặng - dành một phút mặc niệm đối với các nạn nhân tử vong và mất tích do bão số 3 gây ra. Ba tuần trước đó, hoàn lưu bão số 3 gây mưa to và lũ lụt đã tàn phá nặng nề và tang thương các địa phương trong tỉnh. Vì thế, trọng tâm của Kỳ họp chuyên đề này là xem xét thông qua các chính sách, biện pháp quan trọng để khẩn cấp khắc phục hậu quả cơn bão.

Tại Kỳ họp, các đại biểu đã thông qua 19 nghị quyết; trong đó có 2 nghị quyết nhằm hỗ trợ người dân sau bão số 3. Đó là chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và miễn học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên.

Ngay khi nghe tin HĐND tỉnh quyết định miễn học phí cho học sinh, chị Đinh Thị Huế, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, TP. Yên Bái, thốt lên: “Thật may mắn quá!”. Hoàn cảnh của chị Huế hết sức khó khăn. Chồng đã mất, chị phải lăn lộn làm thuê làm mướn để nuôi con trai đang học lớp 7, Trường THCS Quang Trung. Sau bão, công ăn việc làm của chị cũng bấp bênh, bữa đực bữa cái. Vì thế, “được tỉnh hỗ trợ học phí cho con thì tôi nhẹ bớt gánh nặng kinh tế và yên tâm ổn định cuộc sống”, chị Huế chia sẻ.

Càng ý nghĩa hơn khi trường của con chị Huế và rất nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không cho phép thu bất kỳ loại quỹ hay khoản đóng góp nào ngoài những khoản thu bắt buộc theo quy định.

Ở xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái, vựa rau xanh lớn nhất của tỉnh nằm ven bờ sông Hồng, những ngày này bà con đang đẩy nhanh tiến độ trồng cây vụ đông. Nhìn những ruộng rau đang hồi sinh màu xanh, không dễ hình dung rằng hơn một tháng trước đó, mưa bão số 3 đã cướp đi toàn bộ thành quả một nắng hai sương của người dân. Xã có gần 1.400 hộ dân thì có tới 1.240 hộ bị ngập lụt. Gần 140ha gồm lúa, rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề.

Hai tháng sau bão, gia đình bà Hoàng Thị Nụ ở thôn Minh Long đã mua vôi về khử chua cho đất và bắt tay trồng lại 5 sào su su, 2 sào bắp cải, 1,5 sào súp lơ, hơn 1 sào cải cúc. “Tôi hy vọng rau quả sẽ cho thu hoạch vào dịp cuối năm, giúp gia đình có thêm thu nhập bù đắp thiệt hại vừa qua”, bà Nụ chia sẻ.

Cũng như những bà con khác trong xã, bà Nụ rất vui khi biết các hộ nông nghiệp trong tỉnh bị thiệt hại sau bão sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết, xã đang tích cực triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ, tuy nhiên, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn ngổn ngang chưa thể khôi phục sản xuất.

“Nghị quyết số 77 của HĐND tỉnh đã tiếp thêm động lực cho bà con. Hiện nay, xã và các cơ quan của huyện đang hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh”, ông Tuấn cho biết.

Sống cách TP. Yên Bái gần 20km, ông Trần Anh Đức, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cũng có hơn 0,5ha trồng dâu bị nước lũ nhấn chìm hoàn toàn. Sau khi nước rút, gia đình ông tập trung khôi phục những diện tích dâu có thể “cứu sống” nhưng gặp nhiều khó khăn. Nghe tin tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp cho người dân, ông Đức “mừng lắm” vì quyết sách kịp thời này sẽ hỗ trợ ông và bà con sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, cùng với những thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân, toàn tỉnh có trên 7.006ha diện tích cây trồng và trên 1.070ha diện tích thủy sản bị thiệt hại; trên 336.300 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành giáo dục có 28 trường học bị ngập lụt; 37 điểm trường sạt taluy, thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách vở…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long (bên trái) thăm diện tích trồng dâu hồi sinh sau bão. Ảnh: H.T.Tâm
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long (bên trái) thăm diện tích trồng dâu hồi sinh sau bão. Ảnh: H.T.Tâm

Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm học 2024 - 2025, với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 48 tỷ 390 triệu đồng. Tại thời điểm ban hành, tỉnh Yên Bái là địa phương thứ 8 trên cả nước miễn học phí trong năm học 2024 - 2025.

“Trước thực tế này, UBND tỉnh đã chủ động, kịp thời trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long nhấn mạnh: “Cùng với các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, việc HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ học phí là kịp thời, cần thiết và cấp bách, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với mục tiêu giúp người dân vơi đi khó khăn, khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định cuộc sống”.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Dù vậy, các quyết sách hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 không chỉ mang ý nghĩa vật chất. Hơn thế nữa, đây là sự chia sẻ, động viên tinh thần quý giá với bà con; là minh chứng sinh động nhất cho tâm nguyện “vì dân” của cơ quan dân cử và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái.

Trên trang Zalo cá nhân, cô Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái chia sẻ: “Tuy rằng Yên Bái còn nghèo và nhiều vất vả nhưng thật tuyệt vời vì các cấp lãnh đạo luôn chia sẻ với Nhân dân”. Tâm tư của cô Thu hẳn cũng là tâm tư của tất cả người dân Yên Bái.

Đại diện cho người dân, HĐND các cấp còn việc nào quan trọng và “phải phép” hơn là “nghĩ cho dân”! HĐND Yên Bái không là ngoại lệ!

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.