Thành phố Cần Thơ hướng đến thành phố xanh, bền vững

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Đa dạng hóa các phương thức bảo vệ môi trường

Ngày 31.12.2021, Thành ủy Cần Thơ ban hành Chương trình số 27-CTr/TU về “Bảo vệ môi trường “Cần Thơ xanh và sạch”; phòng, chống ô nhiễm môi trường và ngập, nghẹt thành phố giai đoạn 2022 - 2025” với quan điểm “thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, hợp tác quốc tế và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia để bảo vệ môi trường “Cần Thơ xanh và sạch”, phòng, chống ô nhiễm môi trường và ngập, nghẹt bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, hợp lý trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố”.

Theo đó, thành phố đã tập trung đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật về xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt; triển khai nhiều dự án mở rộng khả năng bao phủ của hệ thống thu gom nước thải; nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường; cải thiện chất lượng môi trường ở nhiều kênh, rạch, ao, hồ khu vực nội ô. Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính được triển khai thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình sản xuất sạch hơn; tập trung thực hiện tiêu chí về môi trường trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào toàn dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng TP. Cần Thơ xanh - sạch - đẹp - an toàn.

xanh-2.jpg
Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Ảnh: Hải Văn

Theo nhận định của tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, thành tựu nổi bật của TP. Cần Thơ trong quá trình chuyển đổi xanh những năm gần đây là khuyến khích phát triển các hình thức giao thông ít phát thải khí carbon, tạo điều kiện thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, xe điện; cải thiện kết cấu hạ tầng đường bộ để giảm thiểu khí thải do ùn tắc giao thông; đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; trồng cây và xây dựng thêm nhiều công viên…

Thời gian qua, thành phố cũng đã huy động nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 100% số hộ dân; khả năng đáp ứng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống đạt tỷ lệ 94,39%. Song song đó, thành phố thường xuyên triển khai nhiều chương trình thiết thực để bảo vệ môi trường như: “Ngày Chủ nhật xanh”; “Thứ Bảy tình nguyện”; “Đổi rác thải lấy quà tặng”; “Tuyến đường/khu dân cư xanh - sạch - đẹp”; ra quân thu gom rác thải, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật; xóa các biển quảng cáo trái phép; trồng cây xanh trên các tuyến đường, ven sông, kênh, rạch… Ở khu vực nông thôn, các mô hình “Phường sạch rác”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp”... cũng được nhân rộng và ngày càng phát huy hiệu quả.

Để thành phố luôn “sáng - xanh - sạch - đẹp”

Với những nỗ lực bền bỉ để bảo vệ môi trường xanh, sạch, TP. Cần Thơ đã được WWF trao tặng danh hiệu “Thành phố Xanh quốc gia năm 2023 - 2024”. Trước đó, năm 2017, Cần Thơ đã được công nhận là “Thành phố có tiềm năng bền vững môi trường ASEAN lĩnh vực không khí”; năm 2021 đạt danh hiệu “Thành phố ASEAN bền vững môi trường lần thứ 5”. Những kết quả đó không chỉ thể hiện văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường của người Cần Thơ, mà còn tăng thêm niềm tin, động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố phấn đấu, sớm hiện thực hóa mục tiêu “xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long” theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết: thời gian tới, để giữ vững những thành tựu đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm cho thành phố luôn “sáng - xanh - sạch - đẹp”, TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm huy động nhiều nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường ở tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương. Trong đó, thành phố ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ; tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng môi trường sống ở đô thị, nông thôn trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị".

Song song với tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu theo các tiêu chí phát triển bền vững của quốc gia và từng bước tiếp cận các tiêu chí bền vững về môi trường của khu vực và của thế giới, thành phố sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp xanh, tuần hoàn, phát thải thấp. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển, là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Trước mắt, thành phố sẽ tăng cường vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không xả rác tùy tiện và thu gom rác kịp thời trên các tuyến đường nội ô các khu đô thị.

Trên đường phát triển

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.