Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Khai thác tối đa tiềm năng để phát triển

Hội tụ đầy đủ các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên phong phú; nền văn hóa đậm đà bản sắc gắn với “miền đất sử thi”; vị trí địa lý gần thủ đô, Hòa Bình là một trong những điểm đến thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế. Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, tạo đà đưa du lịch “cất cánh”, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo hướng chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu.

hoa-binh-5-11-1.jpg
Toàn cảnh buổi họp báo giới thiệu các hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Ảnh: Thanh Hải

Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động lớn nhằm thu hút, kích cầu du lịch; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nhất là về hạ tầng, gắn du lịch với bảo tồn văn hóa. Đồng thời, tăng cường liên kết du lịch với các lĩnh vực khác như: hỗ trợ khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, xây dựng sản phẩm OCOP; phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới... Do vậy, dù gặp nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc, 9 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã đón 3,8 triệu lượt khách, đạt doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn cho biết, ngay trung tuần tháng 11 (từ ngày 15 - 23.11), tỉnh sẽ tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc toàn tỉnh; di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt Hang Xóm Trại và Mái đá làng Vành và các điểm du lịch hấp dẫn; giới thiệu các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nhiều hoạt động trải nghiệm cho du khách

Theo kế hoạch, Tuần Văn hóa - Du lịch tại thành phố Hòa Bình sẽ diễn ra với nhiều hoạt động nổi bật như: Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà ngày 15.11; khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Nét đẹp Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình”. Điểm nhấn là Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tại Quảng trường Hòa Bình tối ngày 16.11; hoạt động đưa khách tham quan trên khu du lịch hồ Hòa Bình; khai mạc liên hoan trình diễn trang phục tỉnh Hòa Bình; khai mạc Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai…

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024 chính là dịp để giới thiệu tiềm năng du lịch của Hoà Bình và tiếp tục quảng bá các sản phẩm OCOP, những sản vật đặc trưng gắn với văn hóa và bản sắc các dân tộc tỉnh Hòa Bình đến du khách. Điều này không chỉ góp phần xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, mà còn tạo dấu ấn quan trọng giúp Hòa Bình thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, trở thành “địa chỉ đỏ” trên bản đồ du lịch nước nhà.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình NGUYỄN VĂN TOÀN

Chia sẻ về Lễ hội cá tôm tỉnh Hòa Bình lần thứ hai, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vương Đắc Hùng cho biết: hoạt động này nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ các tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp và quyền chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình”. Từ đó, xây dựng hình ảnh thủ phủ cá tôm sông Đà trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình.

dt-2142024825-z5337622177998-a3d27616364efd9b9836695260b2f2c7.jpg
Công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá du lịch thành phố Hòa Bình. Ảnh: Bùi Minh

“Thông qua lễ hội, giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh Hòa Bình”, ông Hùng cho hay.

Ngoài ra, tại Tuần Văn hóa - Du lịch năm nay, tỉnh Hòa Bình sẽ tái hiện và giới thiệu văn hóa rượu cần, phong tục tập quán của người Mường trong sản xuất, uống rượu cần kết hợp các làn điệu dân ca, dân vũ mang bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này sẽ giúp du khách có thêm cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa đa dạng; tham dự triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại, hội thảo về phát triển du lịch bền vững cũng như tham gia các tour khám phá thắng cảnh nổi tiếng của Hòa Bình…

Sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch 2024 không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tiềm năng du lịch của Hòa Bình mà còn là cơ hội lớn để khai thác và phát triển bền vững ngành du lịch. Từ đó, không chỉ giúp nâng cao đời sống người dân mà còn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của vùng đất này. Hòa Bình đang đầy hứa hẹn trên con đường phát triển du lịch và chỉ cần sự đồng lòng của cả cộng đồng và chính quyền, thành công sẽ không còn xa.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, sẵn sàng cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.