Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống

Đồ án Quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một đến năm 2040 với định hướng phát triển đô thị sẽ được tỉnh Bình Dương ưu tiên bố trí không gian phục vụ cộng đồng, đưa thành phố trở thành đô thị thông minh, đáng sống.

Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống
TP Thủ Dầu Một được ưu tiên bố trí không gian phục vụ cộng đồng, trở thành đô thị thông minh, đáng sống

UBND TP Thủ Dầu Một vừa có báo cáo với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2040.

Theo bà Nguyễn Thu Cúc, Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một, hiện nay thành phố đã hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một đến năm 2040 trình UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Cụ thể, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là cơ sở để UBND TP Thủ Dầu Một xác định các nội dung trong Đồ án Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040 về "quy mô dân số, định hướng phát triển đô thị…".

Thành phố đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh, các sở ngành để thống nhất những nội dung, định hướng trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch TP Thủ Dầu Một đang được lập. Đặc biệt là việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đối với Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương để đảm bảo tính đồng bộ, kết nối với các khu vực xung quanh.

Trên cơ sở thống nhất của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các sở ngành, UBND TP Thủ Dầu Một cập nhật và cụ thể hoá trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2040 các khu vực, vị trí như khu vực Thành uỷ cũ, Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụm bệnh viện, quần thể các công trình công viên - bảo tàng, thư viện – cung văn hoá thiếu nhi thành phố, Đài Truyền hình, sân vận động tỉnh, Trường Chính trị, các quỹ đất công, trụ sở các cơ quan đã di dời nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại I và đúng quy định.

Bình Dương: Quy hoạch TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi khảo sát thực tế các công trình trên địa bàn TP Thủ Dầu Một

Tuy nhiên, TP Thủ Dầu Một đang gặp khó khăn trong xác định các khu vực trọng điểm, công trình phục vụ tỉnh, phục vụ vùng đặt trên địa bàn thành phố do quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở pháp lý, cũng như định hướng lớn của tỉnh để căn cứ lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một trong quá trình lập quy hoạch song song với quy hoạch tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, thành phố gặp một số vướng mắc về quy định khi thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung nhằm sử dụng trụ sở của các cơ quan, ban ngành tỉnh sau khi đã di dời vào trụ sở mới và phương án sắp xếp, bố trí các quỹ đất công nhằm bố trí các công trình văn hoá – xã hội, y tế - giáo dục.

Sau khi nghe UBND TP Thủ Dầu Một báo cáo, trình bày những khó khăn, vướng mắc, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương yêu cầu TP Thủ Dầu Một tiếp tục rà soát, điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, đưa TP Thủ Dầu Một trở thành đô thị thông minh, đáng sống.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi lưu ý TP Thủ Dầu Một trong việc bố trí, sử dụng hợp lý trụ sở của các cơ quan, ban ngành tỉnh sau khi đã di dời. Ưu tiên các không gian phục vụ cộng đồng, phát triển thương mại, dịch vụ và phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương cũng chỉ đạo UBND tỉnh, các sở ngành phối hợp với TP Thủ Dầu Một tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Riêng đối với các dự án đầu tư công, cần tập trung nguồn lực thực hiện dứt điểm, đảo bảo đúng tiến độ.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng lãnh đạo các sở, ngành cũng đã khảo sát thực tế tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ rạch 7 Tra đến rạch Bà Lụa). Tuyến đường có tổng chiều dài 1.775m. UBND TP Thủ Dầu Một kiến nghị tỉnh xem xét bổ sung dự án vào danh m​ục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Trên đường phát triển

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Trên đường phát triển

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong 2 năm, ông Bùi Trọng Thống – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu trị giá hàng chục tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách hơn 900.000 đồng.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.