Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn

Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng của tỉnh (6 vùng không gian kinh tế động lực, 2 trung tâm động lực tăng trưởng, 3 trung tâm đô thị và 4 hành lang phát triển kinh tế) gắn với hai hành lang phát triển của vùng (Hành lang kinh tế Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây); hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng lưới điện; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba trung tâm đô thị đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh và liên vùng.

Đồng thời, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, lĩnh vực, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp chênh lệch về khoảng cách giàu - nghèo.

Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước,... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng, an ninh, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

anh-120231129073958.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Đối với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng của tỉnh trên cơ sở các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư dẫn dắt bởi các dự án đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả của các công trình hạ tầng đã được đầu tư. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực: Giao thông vận tải; công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; du lịch, thương mại, dịch vụ, văn hoá, thể thao; hạ tầng đô thị, khu dân cư; tài nguyên và môi trường; nông, lâm nghiệp và thủy sản; y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin và truyền thông, an sinh xã hội; thu hút các dự án khác theo yêu cầu phát triển của tỉnh.

Đồng thời, thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực của tỉnh.

Các dự án Quảng Ngãi dự kiến ưu tiên đầu tư có thể kể đến là: Tuyến đường Ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh; đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi; kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (Cầu Trà Khúc I - bến Tam Thương); đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc; các tuyến đường trục trong Khu kinh tế Dung Quất; xây dựng phát triển hạ tầng đô thị thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải thành phố Quảng Ngãi, lưu vực phía Nam hạ lưu sông Trà Khúc…

Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất tại địa phương trong từng thời kỳ cụ thể

Quảng Ngãi sẽ xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2025 và 2026-2030 bảo đảm phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao; Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tỉnh; Luật Quy hoạch, Luật Đất đai và pháp luật có liên quan.

Đồng thời, tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bền vững đất đai với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt theo đúng định hướng của Quy hoạch tỉnh.

Bên cạnh đó, Quảng Ngãi sẽ cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất tại địa phương trong từng thời kỳ cụ thể cho phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan đầu mối xúc tiến đầu tư của tỉnh; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, mở rộng phạm vi xúc tiến đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu và để thu hút các dự án đầu tư lớn, phục vụ các ngành, lĩnh vực trong định hướng phát triển của tỉnh. Xây dựng Đề án ưu tiên thu hút nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ngãi; mở rộng các hình thức đầu tư, khuyến khích hợp tác công tư và các hình thức khác.

Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực quan trọng trên địa bàn, theo hướng đa dạng với nhiều hình thức và chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư. Đặc biệt, tận dụng những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),... để tranh thủ kêu gọi các đối tác đầu tư nước ngoài.

Quảng Ngãi sẽ chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên quốc gia, trong khu vực và toàn cầu. Ưu tiên kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực tài chính, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên, khuyến khích đầu tư như: nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; ngành công nghiệp có lợi thế; dịch vụ, thương mại - du lịch; kinh tế biển; hạ tầng đô thị, nông thôn;... nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.