Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái liên tục nằm trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt nhất cho Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và là một trong những điển hình ở vùng trung du và miền núi phía Bắc trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm khẳng định tầm quan trọng của các Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư cho những địa bàn khó khăn, giúp nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giữ vững an ninh, quốc phòng và được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân đặc biệt quan tâm.

Ý thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đó, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đã triển khai một cách quyết liệt, thống nhất và hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 1.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22.2.2022 của Thủ tướng Chính phủ…

z6000961482379-0309c4c42e0c0888abafeab89885e357.jpg
Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và Trung ương giao. (Ảnh: Đức Hiệp)

Bên cạnh đó, công tác quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Yên Bái được tổ chức chặt chẽ, kịp thời và bài bản. Tỉnh đã thiết lập và ban hành quy chế hoạt động cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo cấp huyện và xã thành lập Ban Chỉ đạo theo quy định hiện hành.

Hệ thống văn bản đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ, tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành 17 văn bản (trong đó có 14 văn bản quy phạm pháp luật), trong khi UBND tỉnh Yên Bái ban hành 62 văn bản (có 4 văn bản quy phạm pháp luật); các sở, ban, ngành cũng đã ban hành 29 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình tại địa phương.

Tỉnh đã hoàn tất việc ban hành văn bản triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19.4.2022 về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24.6.2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Hướng tới bảo đảm an sinh xã hội

Dựa trên các mục tiêu đã xác định trong các Chương trình hành động liên quan đến nhiệm vụ chính trị của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và chương trình cho năm 2024, ngay từ đầu năm 2024, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 161-KH/TU ngày 7.2.2024 để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 20.2.2024 hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình có công với cách mạng và triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trong năm 2024.

Ngoài ra, Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 1.3.2024 cũng đã được ban hành để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại tỉnh Yên Bái, cùng với Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 26.4.2024 về giám sát và đánh giá việc thực hiện chương trình này.

Thêm vào đó, các thành phố và huyện trong tỉnh cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch khác nhau. Qua đó, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Theo thông tin sơ bộ từ đợt rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2024, tỉnh Yên Bái hiện còn 12.725 hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ 5,75%. So với năm 2023, số hộ nghèo đã giảm 7.497 hộ, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,41%, đạt 103,3% so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch số 161-KH/TU. Trong đó, huyện Mù Cang Chải đạt tỷ lệ 127%, trong khi thị xã Nghĩa Lộ đạt 114%.

Dù cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến người, nhà cửa, tài sản và hoa màu ở các huyện như: Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình... và tác động tiêu cực đến mục tiêu giảm nghèo tại một số khu vực, nhưng các cơ quan trong tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp tổng thể. Cụ thể, các lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gấp rút rà soát và đánh giá mức độ thiệt hại do bão Yagi đối với các hộ gia đình nằm trong danh sách dự kiến thoát nghèo và cận nghèo cho năm 2024, cũng như xem xét những hộ chưa có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão này, có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo.

Song song đó, các địa phương đã hoàn tất việc khôi phục cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin và liên lạc, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bao gồm cả biện pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai đã được triển khai một cách kịp thời và đồng bộ. Các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng đang được thúc đẩy nhanh chóng.

Nhờ việc thực hiện quyết liệt và đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Yên Bái, các tổ chức và cộng đồng luôn đồng thuận, ủng hộ và hợp tác, tạo điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và cải thiện chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, hạ tầng kinh tế - xã hội đang được đầu tư nâng cấp và xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giao thông, buôn bán hàng hóa, phát triển sản xuất một cách ổn định và nâng cao đời sống.

Cùng với đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cũng đã được xây dựng, chất lượng giáo dục và đào tạo được cải thiện, hoạt động văn hóa thể thao phát triển, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được chú trọng… Các chính sách an sinh xã hội dành cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo được thực hiện kịp thời, nâng cao nhận thức của người dân giúp họ chủ động vượt qua nghèo khó và làm giàu chính đáng… Do đó, kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo tại tỉnh vẫn đạt được những thành công tích cực.

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.