Khánh Hòa đón nhiều lợi ích từ 2 sân bay quốc tế sắp mở rộng và khánh thành

Khánh Hòa đang hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng sân bay quốc tế Cam Ranh và sự kết nối thuận tiện với sân bay quốc tế Long Thành qua tuyến cao tốc phía Đông, điều này giúp tỉnh khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Trên thế giới, nhiều mô hình đô thị sân bay thành công đã tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Tại Việt Nam, việc khởi công sân bay quốc tế Long Thành vào tháng 1.2021 đã đánh dấu bước tiến mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là khi các hệ thống giao thông kết nối gồm đường sắt và cao tốc hiện đại đang dần hoàn thiện, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và thu hút du khách đến các địa danh du lịch.

hinh-1.png
Sân bay quốc tế Cam Ranh hiện hợp tác với 22 hãng hàng không, kết nối 50 đường bay Nguồn: https://camranh.aero/traffic-statistics

Khánh Hòa, một điểm đến nổi tiếng, hứa hẹn trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách quốc tế nhờ hệ thống giao thông thuận tiện. Đặc biệt, tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây - Khánh Hòa đã hoàn thiện, giúp việc kết nối giữa sân bay Long Thành và Khánh Hòa càng dễ dàng, tạo động lực thúc đẩy du lịch của tỉnh.

Sân bay quốc tế Cam Ranh, một trong bốn sân bay hiện đại nhất Việt Nam, tọa lạc ngay tại Khánh Hòa. Hiện nay, sân bay này đã hợp tác với 22 hãng hàng không, kết nối 50 tuyến bay, phục vụ khoảng 300.000 chuyến bay, đón gần 60 triệu lượt hành khách và vận chuyển 145.000 tấn hàng hóa.

Cam Ranh sở hữu hai nhà ga hiện đại, phục vụ riêng biệt cho khách nội địa và quốc tế, cùng hai đường băng cấp 4E và hệ thống sân đỗ với 33 vị trí, đủ sức phục vụ các loại máy bay thân rộng như Airbus A350, Boeing 787 và Boeing 777. Theo quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sân bay Cam Ranh được định hướng phát triển thành sân bay cấp 4E với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm, và tổng vốn đầu tư hơn 23.700 tỷ đồng. Việc mở rộng sân bay quốc tế Cam Ranh là chiến lược quan trọng, tạo động lực để Khánh Hòa khai thác tối đa tiềm năng du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Là cửa ngõ đón hơn 80% khách quốc tế đến Việt Nam, hạ tầng hàng không hoàn thiện đã giúp du lịch Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2024, Khánh Hòa đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, đến hết tháng 9, tỉnh đã vượt mục tiêu này, với 9 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 3,6 triệu khách quốc tế – tăng 147,9% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt 20% so với kế hoạch năm 2024. Từ nay đến cuối năm, ngành du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón thêm từ 1 đến 2 triệu lượt khách, nâng tổng số lượt khách cả năm lên từ 10 đến 11 triệu.

Với lượng du khách quốc tế đến ổn định qua sân bay Cam Ranh, mỗi ngày có gần 35 chuyến bay từ các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Kazakhstan, Thái Lan và Malaysia, tạo cơ sở vững chắc để ngành du lịch tỉnh đạt các mục tiêu tăng trưởng. Việc mở rộng sân bay Cam Ranh hứa hẹn giúp Khánh Hòa tiếp nhận thêm nhiều du khách quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch nghỉ dưỡng và mở ra cơ hội đầu tư mới.

hinh-2.jpg
Đô thị trái tim 800ha CaraWorld sắp ra mắt tại Cam Ranh (Hình ảnh minh họa)

Khánh Hòa đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đột phá trong du lịch, với sự gia tăng lượng du khách quốc tế và các chuyến bay. Minh chứng cho điều này là sự ra mắt của đô thị trái tim CaraWorld Cam Ranh – điểm đến hấp dẫn mới sở hữu vị trí đắc địa gần sân bay quốc tế Cam Ranh. Dự án này được định hướng trở thành tâm điểm vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng với 38 tiện ích đầu tư bài bản, tạo thêm sức hút cho du khách quốc tế.

Để thu hút thêm khách quốc tế, Khánh Hòa đang tích cực hợp tác với các quốc gia để mở rộng các đường bay thẳng đến Cam Ranh. Dự kiến đầu năm 2025, Khánh Hòa sẽ có đường bay trực tiếp từ Ba Lan đến sân bay Cam Ranh và đang tiếp tục xúc tiến mở thêm các đường bay thẳng khác. Tỉnh cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, cảng biển và các cơ sở lưu trú, nhằm xây dựng Khánh Hòa thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, Khánh Hòa không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách mà còn khẳng định vị thế là một trong những điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam.

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.