ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An): Nghiên cứu thiết kế một chương hoặc mục riêng quy định về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang

Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) cho rằng: Cần nghiên cứu, thiết kế một chương hoặc mục riêng quy định về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang, trong đó gồm: Nhà ở tập trung trong doanh trại, nhà công vụ và nhà ở xã hội…; đồng thời, cần luật hóa những vấn đề có tính nguyên tắc đã được kiểm nghiệm thực tế, còn các nội dung cụ thể nên giao Chính phủ quy định chi tiết.

Có chương, mục riêng về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang

Theo đại biểu Trần Đức Thuận, Luật đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về nhà ở, khắc phục được hạn chế bất cập trong quá trình thực hiện Luật Nhà ở năm 2014. Đặc biệt, Luật đã bổ sung nhiều quy định mới, mở rộng đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về Nhà ở, quan tâm đến đối tượng yếu thế, đối tượng có công, đối tượng lao động đặc biệt, đặc thù… 

Góp ý vào những Điều khoản cụ thể của dự thảo Luật, Thiếu tướng Trần Đức Thuận cho rằng, quy định:“Nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân là nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Luật này” (khoản 9, Điều 2) chưa phản ánh đúng thực chất Nhà ở của lực lượng vũ trang. Bởi, nhà ở hiện nay của lực lượng vũ trang gồm: Nhà ở tập trung trong doanh trại, nhà công vụ và nhà ở xã hội… Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định này theo hướng thể hiện được 3 loại nhà này của lực lượng vũ trang.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) -0
ĐBQH Trần Đức Thuận phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phan Hậu

Cũng theo đại biểu Trần Đức Thuận, tại Mục 4, Chương 6 (từ Điều 101 đến Điều 109), dự thảo luật dành riêng nội dung quy định về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhưng nội hàm chỉ quy định các vấn đề có liên quan đến nhà ở chính sách xã hội dành cho lực lượng vũ trang, còn các quy định về Nhà công vụ có liên quan đến lực lượng vũ trang không quy định trong Mục này mà quy định rải rác từ Điều 40 đến Điều 46… “Quy định như vậy về kỹ thuật lập pháp là không phù hợp, gây khó khăn cho việc tra cứu, không phản ánh đúng tên của Mục 4: “Phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang”. Do đó, cần nghiên cứu thiết kế một Chương, hoặc Mục riêng để quy định về phát triển Nhà ở cho lực lượng vũ trang, trong đó gồm: Nhà ở tập trung trong doanh trại, Nhà công vụ và Nhà ở xã hội”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng đề cập đến nội dung này, đại biểu Trần Đức Thuận đánh giá: Thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã triển khai, thực hiện cơ bản tốt về Nhà ở tập trung trong doanh trại của lực lượng vũ trang. Qua đó, bảo đảm điều kiện ngày càng tốt hơn cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang học tập, công tác, sinh hoạt và trực sẵn sàng chiến đấu… Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý cao, tiếp tục thực hiện thống nhất, đạt hiệu quả trong đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ và sử dụng thì cần phải bổ sung loại Nhà ở này vào Luật. Đồng thời, Luật hóa những vấn đề có tính nguyên tắc đã được kiểm nghiệm thực tế; còn các nội dung cụ thể nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Không hạn chế địa bàn được thuê nhà công vụ

Liên quan đến quy định tại Điều 40: “Đất để xây dựng Nhà ở công vụ cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Luật này thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nơi có nhu cầu xây dựng Nhà ở công vụ xác định diện tích đất để xây dựng Nhà ở công vụ cho lực lượng vũ trang”… ĐBQH Trần Đức Thuận cho rằng: Đây là quy định mới, tiến bộ, thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với nhà công vụ cho lực lượng vũ trang, nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay… “Thời gian qua, nhà công vụ trong lực lượng vũ trang hầu hết xây dựng trên đất quốc phòng - an ninh; một số đơn vị hiện vẫn đang còn quỹ đất quốc phòng - an ninh đủ điều kiện để xây dựng Nhà công vụ… Trong khi đó, việc xây dựng trên đất quốc phòng - an ninh vừa khai thác hết quỹ đất, không để lãng phí; vừa thuận lợi trong quản lý, bảo vệ và tạo thuận lợi đi lại cho các đối tượng được thuê Nhà công vụ”, đại biểu phân tích.

Trên cơ sở đó, đại biểu Trần Đức Thuận đề nghị bổ sung vào Khoản 3, Điều 40 như sau: “Đối với Nhà ở công vụ cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Luật này nếu đơn vị còn quỹ đất quốc phòng, an ninh thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng Đề án triển khai xây dựng Nhà ở công vụ theo thẩm quyền. Trường hợp không còn quỹ đất quốc phòng - an ninh thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với với Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nơi có nhu cầu xây dựng Nhà ở công vụ xác định diện tích đất để xây dựng Nhà ở công vụ cho lực lượng vũ trang”.

Luật hóa những vấn đề có tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Về quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 45: “Công chức, công nhân và viên chức Quốc phòng, người làm công tác cơ yếu và công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được thuê Nhà công vụ khi được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo”… đại biểu Trần Đức Thuận cho rằng, quy định này không phù hợp với Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015. Bởi, Luật này quy định Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng được thuê Nhà công vụ mà không hạn chế địa bàn, địa điểm… “Do đó, để phù hợp với các đối tượng khác thuộc lực lượng vũ trang, tương thích với Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015, đề nghị không hạn chế địa bàn cho các đối tượng này được thuê nhà công vụ”, đại biểu nhấn mạnh.

Dẫn quy định tại Khoản 7 Điều 76: “Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân, thuộc Công an nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, đang phục vụ tại ngũ là đối tượng được hưởng chính sách Nhà hỗ trợ về Nhà ở xã hội, trừ trường hợp được bố trí thuê Nhà ở công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 45 của Luật này”… Đại biểu Trần Đức Thuận cho rằng: Quy định như vậy không phù hợp, bởi nhà ở công vụ và nhà ở xã hội là hai loại nhà khác nhau.

Cụ thể, nhà công vụ chỉ để cho thuê, còn nhà ở xã hội có thể mua, có thể thuê mua, hoặc thuê. Chẳng hạn, trường hợp một người đang thuê nhà công vụ vẫn có thể được mua nhà ở xã hội ở địa phương đó, sau khi mua xong nhà ở xã hội trả lại nhà công vụ; hoặc trường hợp đang thuê nhà công vụ ở địa phương này nhưng vẫn có thể mua nhà ở xã hội ở địa phương khác. Nhà ở xã hội chỉ có thể mua một lần nhưng có thể thuê nhiều lần ở nhiều thời điểm, địa phương khác nhau, một thời điểm chỉ được thuê một nhà.

Mặt khác, theo đại biểu Trần Đức Thuận, tại điểm 3, Khoản 2, Điều 45 đã quy định: Nếu trong cùng một địa phương thì đối tượng đã mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội thì không được thuê nhà công vụ... Do đó, nên bỏ quy định: “…trừ trường hợp được bố trí thuê nhà ở công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 45 của Luật này”.

Cùng với đó, trên cơ sở đồng tình với những ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, đại biểu Trần Đức Thuận cũng bày tỏ nhất trí với phương án 1 được quy định tại Khoản 4, Điều 80 về hình thức phát triển nhà ở xã hội: “Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội chỉ bằng nguồn vốn tài chính Công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách Nhà ở xã hội thuê”.   

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.