Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng 401-600 thế giới tại bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024

Ngày 12.6, Tạp chí Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng trong nhóm 401-600 thế giới, cùng với 12 cơ sở giáo dục khác của Việt Nam được xếp hạng.

THE Impact Rankings hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.

Bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.

Kỳ xếp hạng năm 2024, THE Impact Rankings đã thu hút sự quan tâm lớn từ thế giới với 1.963 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng (tăng thêm 372 cơ sở giáo dục đại học mới so với kỳ xếp hạng trước).

Trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tham gia xếp hạng tại 9 SDG, trong đó có 2 SDG lần đầu tham gia xếp hạng là SDG 11 được xếp hạng top 401-600 và SDG 14 được xếp hạng top 201-300.

Việc được xếp hạng top 401-600 ở SDG 11 - Thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable cities and communities) thể hiện vai trò gắn kết môi trường giáo dục đại học với cộng đồng xã hội, khẳng định ĐHQGHN xây dựng một môi trường học thuật tiên tiến nhưng cũng rất gần gũi, thân thiện. Triết lý này cũng là một định hướng quan trọng để ĐHQGHN quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

vnu the impact rankings 2024 (2).png -0
Kết quả xếp hạng SDG11 của ĐHQGHN trong BXH THE Impact Rankings năm 2024 (Nguồn: timeshighereducation.com)
vnu the impact rankings 2024 (3).png -0
Kết quả xếp hạng SDG14 của ĐHQGHN trong BXH THE Impact Rankings năm 2024 (Nguồn: timeshighereducation.com)

Ngoài ra, với thế mạnh từ lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới tài nguyên và môi trường nói chung và dưới nước, mặt đất nói riêng, ĐHQGHN cũng được xếp hạng trong top 201-300 ở SDG 14 - Tài nguyên và môi trường nước (Life Below Water). Kết quả này thể hiện vai trò và giải trình sự đóng góp của ĐHQGHN với cộng đồng về việc phát triển tài nguyên và môi trường dưới nước một cách bền vững.

Ngoài 2 SDG lần đầu được xếp hạng với kết quả ấn tượng như trên, ĐHQGHN còn 7 SDG được xếp hạng, trong đó có kết quả nổi bật như sau:

- SDG 5: Bình đẳng giới (Gender Equality): thuộc nhóm 401-600 trong tổng số 1361 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 8: Việc làm và tăng trưởng kinh tế (Decent work and economic growth): thuộc nhóm 201-300 trong tổng số 1149 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 16: Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh (Peace, Justice and Strong Institutions): thuộc nhóm 401-600 trong tổng số 1086 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 17: Hợp tác để hiện thực hoá các mục tiêu (Partnership for the goals): thuộc nhóm 801-1000 trong tổng số 2031 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

ĐHQGHN tiếp tục có bước tiến khi xếp hạng tổng thể thuộc nhóm 401-600 thế giới với mức điểm 71,6 - tăng 1,5 điểm so với kỳ xếp hạng năm 2023. Các SDG của ĐHQGHN được THE Impact Rankings lựa chọn xếp hạng để tính điểm cụ thể như sau:

vnu the impact rankings 2024 (4).png -0

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 77 cơ sở giáo dục đại học nằm trong Bảng xếp hạng này và Trường Đại học Mahidol có thứ hạng cao nhất với vị trí 19 trong bảng xếp hạng.

Malaysia có 28 cơ sở giáo dục đại học, trong đó Trường Đại học Sains Malaysia xếp hạng thứ 18.

Indonesia có 45 cơ sở giáo dục đại học, Philippines có 56 cơ sở cơ sở giáo dục đại học và Campuchia có 1 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng có mặt trong Bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng THE Impact Rankings gồm các tiêu chí: Xóa nghèo; Xóa bỏ nạn đói; Sức khỏe và cuộc sống tốt; Giáo dục có chất lượng; Bình đẳng giới; Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; Giảm bất bình đẳng; Thành phố và cộng đồng bền vững; Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; Bảo vệ khí hậu; Tài nguyên và môi trường nước; Tài nguyên và môi trường trên đất liền; Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh; Hợp tác vì các mục tiêu phát triển.

Điểm đánh giá xếp hạng cuối cùng của một cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng là điểm trung bình của điểm SDG 17 (bắt buộc, chiếm 22% tổng số điểm) với ba điểm cao nhất trong số 16 SDG còn lại (mỗi SDG có trọng số 26%).

Đối với mỗi SDG, các chỉ số đi kèm được phân tích và sử dụng trong bảng xếp hạng dựa trên 4 yếu tố: Nghiên cứu, Trách nhiệm quản lý, Tiếp cận cộng đồng, Giáo dục.

Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng 401-600 thế giới tại bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024 -0
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước đó, vào tháng 5.2024, ĐHQGHN gia tăng chỉ số tiêu chí quốc tế hóa và môi trường nghiên cứu trong Bảng xếp hạng đại học trẻ thế giới 2024 (Times Higher Education Young University Rankings 2024 - THE YUR 2024). 

ĐHQGHN với tiêu chí Giảng dạy (26,6 điểm - tăng 2,9 điểm so với kỳ xếp hạng THE YUR 2023, xếp top 1 Việt Nam), qua đó, duy trì vị thế hàng đầu trong hoạt động đào tạo Việt Nam.

Ngoài ra, ĐHQGHN còn có sự gia tăng ở 2 nhóm tiêu chí khác là Môi trường nghiên cứu (15,7 điểm - tăng 2,2 điểm so với kỳ xếp hạng trước) và Quốc tế hóa (48,9 điểm - tăng 3,4 điểm so với kỳ xếp hạng trước. Đây cũng là nhóm tiêu chí có điểm cao nhất của ĐHQGHN).

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.