Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, thực tiễn, kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế VŨ HỒNG THANHcho biết, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" được tổ chức nhằm cung cấp thêm những luận cứ khoa học, thực tiễn, nhiều giá trị, làm căn cứ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp.

Bức tranh kinh tế đan xen những mảng màu sáng - tối

- Ông nhìn nhận như thế nào về bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta từ đầu năm đến nay?

- Nền kinh tế nước ta sau 2 năm chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 đã vực dậy mạnh mẽ nhờ kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cũng như triển khai quyết liệt và có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh tình hình kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, có nhiều rủi ro, kinh tế nước ta vẫn có sự tăng trưởng. Năm 2021, mặc dù tốc độ tăng GDP chỉ đạt 2,56% nhưng nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, vẫn được thế giới đánh giá là tích cực. Năm 2022 phục hồi mạnh mẽ và đạt mức tăng 8,02%.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Với tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua, trong những tháng cuối năm 2023, chúng ta cần tiếp tục tập trung chính sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, cần chú trọng giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm, kích cầu tiêu dùng nội địa; quan tâm thúc đẩy phục hồi và đẩy mạnh các đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đầu tàu sản xuất công nghiệp khác của cả nước như Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Tiếp tục khơi thông các điểm nghẽn của nền kinh tế, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, thủ tục hành chính trên các lĩnh vực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình doanh nghiệp từ đó có giải pháp tháo gỡ kịp thời và chính xác những tồn tại, vướng mắc. Thực hiện phối hợp chính sách hiệu quả nhằm tiếp tục giảm lãi suất, bình ổn tỷ giá, giá cả hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, đất đai, xây dựng, bất động sản…; góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng. Nhanh chóng xác định và có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng, bảo đảm an sinh xã hội…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Từ đầu năm đến nay, những mục tiêu lớn của nước ta cơ bản đạt được, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong mức chỉ tiêu được Quốc hội quyết nghị; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng tăng 3,1%, tốc độ tăng CPI tiếp tục xu hướng giảm; sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng khá; thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động. Một số giải pháp cũng đã được triển khai để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản... Công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân được quan tâm thực hiện… Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được tăng cường, định vị tín nhiệm và vị thế quốc tế của nước ta được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, khó khăn và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất lớn, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, phụ thuộc nhiều vào xu hướng chung của toàn cầu cũng như các giải pháp hữu hiệu khắc phục những bất cập nội tại của nền kinh tế. Áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng trong nước sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm; mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6,5%; cũng như Kế hoạch của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025 cũng cần sự phấn đấu lớn.

- Trước bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta như vậy, việc tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Như tôi đã đề cập, năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái, giảm phát (tăng trưởng chậm, lạm phát tăng). Trong nước, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn.

Đứng trước bối cảnh này đòi hỏi phải sớm có giải pháp ứng phó trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài; tìm kiếm các giải pháp không chỉ là tăng cường, phát huy năng lực nội sinh, mà còn kiến tạo động lực tăng trưởng để giúp đất nước, nền kinh tế ứng phó, vượt qua thách thức, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững. Xuất phát từ quan điểm đó, được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" đã được lựa chọn làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.

Nôi dung của Diễn đàn sẽ tập trung trao đổi, thảo luận nhiều nhóm nội dung, trong đó sẽ làm rõ bối cảnh; đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021 - 2023; nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời, đề xuất các giải pháp, chính sách, với mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Các ý kiến trao đổi, tham luận, các đề xuất tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, nhiều giá trị, làm căn cứ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp. Tăng cường hơn nữa năng lực về hoàn thiện thể chế; công tác giám sát tổ chức thực thi các chính sách để bảo đảm công khai, minh bạch, trực tiếp đi vào đời sống của người dân. Trước mắt tới đây là nhằm phục vụ kịp thời Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV và công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sẽ có nhiều giải pháp hay, gợi ý chính sách đúng và trúng

- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" là sự tiếp nối của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”. Xin ông cho biết những kết quả nổi bật và cụ thể của Diễn đàn năm 2022?

- Có thể thấy, không chỉ ở Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022, trên cơ sở kết quả của Diễn đàn Kinh tế 2021, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan hữu quan nhận diện và kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cùng với các Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã tạo động lực, niềm tin đúng lúc góp phần phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, cao nhất trong hơn 10 năm qua. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Tổ chức Moody’s nâng hạng tín nhiệm trong năm 2022.

Trong năm 2022, tiếp nối những thành công của Diễn đàn năm 2021, nhiều gợi ý chính sách tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 đã được nghiên cứu chọn lọc kịp thời trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách; đặc biệt là Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết số 76/2022/QH15 của Quốc hội Khóa XV về Kỳ họp thứ Tư và một số nghị quyết khác. Trong đó, lấy trọng tâm xuyên suốt năm 2023 hướng tới “củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế”, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố đầu tiên, tiên quyết, là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của người dân, giữ vững thành quả quan trọng đã đạt được sau nhiều năm phấn đấu. Đây cũng chính là thông điệp chủ đạo của Diễn đàn năm 2022.

- Với các kết quả này, ông có những kỳ vọng gì với Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023?

- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là sự kiện thường niên của Quốc hội. Thành công của Diễn đàn Kinh tế năm 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” và Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển bền vững” đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin bổ ích, định hướng đúng, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

Với Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ban Tổ chức đã nghiên cứu, lựa chọn các nội dung trọng tâm trình bày tại Diễn đàn. Chúng tôi kỳ vọng và tin tưởng rằng, cũng giống như các Diễn đàn các năm trước, nhiều giải pháp hay, đề xuất chất lượng và gợi ý chính sách đúng và trúng tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt, ứng phó kịp thời với bối cảnh, tình hình mới.

Và, qua những trao đổi tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 lần này, Ủy ban Kinh tế sẽ có thêm những góc nhìn toàn diện hơn để tham mưu cho Quốc hội những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường, phát huy “nội lực” của nền kinh tế, nội lực của doanh nghiệp, đi cùng với đó là vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực” để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.