Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định

Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Công Phương là một nhà yêu nước và cách mạng kiên định. Cụ từng là Hội viên của Duy Tân Hội, rồi Phục Quốc Hội; là lớp đảng viên đầu tiên khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời; là cán bộ Việt Minh, rồi Ủy viên Ủy ban Liên Việt toàn quốc và Ủy viên Thư ký Ban Chấp hành Trung ương MTTQ Việt Nam. Đối với cán bộ Dân vận - Mặt trận Trung ương đã từng được làm việc với Cụ thường coi Cụ là “mẫu người điển hình về công tác quần chúng để học tập và noi theo".

Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định -0
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mừng thọ đồng chí Nguyễn Công Phương tròn 80 tuổi (ngày 12.9.1968). ẢNH: TL/Báo Quảng Ngãi

Nguyễn Công Phương sinh năm 1888 trong một gia đình nho giáo có truyền thống yêu nước. Cha ông là Nguyễn Công Hanh và mẹ là Bùi Thị Khanh. Tổ tiên ông, theo gia phả, vốn dòng họ Nguyễn ở làng Nhu Năng, huyện Tư Nghĩa, sau rời đến sinh sống ở thôn Kỳ Thọ, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đến đời cụ thân sinh ra ông lại “đổi vùng”, chuyển đến ngụ cư tại thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước.

Thuở nhỏ, ông học chữ nho tại gia. Đến 17 tuổi, ông mới được cắp sách tới trường làng. Người thầy đầu tiên của ông là thầy Lê Đình Cẩn - một nhà giáo yêu nước - một thành viên của Duy Tân Hội. Được sự dìu dắt của thầy Cẩn, Phương bắt đầu tham gia Duy Tân Hội - một tổ chức chống thực dân Pháp do cụ Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập tại Quảng Nam nhằm vận động nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng. Do khiêm tốn, ham học hỏi, chàng thanh niên Nguyễn Công Phương được mọi người quý mến, tin cậy và được cử vào ban lãnh đạo Tỉnh Hội.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh - dân chủ ở Quảng Ngãi vào những năm 1907 - 1908 phát triển khá mạnh. Khiếp sợ trước sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào Duy Tân, thực dân Pháp ra sức đàn áp, lùng sục bắt bớ những người lãnh đạo.

Tháng 5.1908, Công Phương bị bắt và bị giam cầm 4 năm. Đến tháng 12.1912 mới được trả tự do. Giam cầm, tra tấn dã man không làm nhụt ý chí đấu tranh của người thanh niên yêu nước Nguyễn Công Phương.

Ra tù, Phương cùng anh trai Nguyễn Công Mậu tham gia Quang Phục Hội, một tổ chức cách mạng cũng do chí sĩ Phan Bội Châu thành lập vào năm 1912 với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp sau khi Duy Tân Hội bị cấm hoạt động. Hai anh em Phương được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở trong tỉnh, chờ thời cơ khởi nghĩa vũ trang.

Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội thất bại, các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài bị hành quyết; vua Duy Tân bị đày sang Resunion... đã thức tỉnh Nguyễn Công Phương, khiến ông đến với chủ nghĩa Mác và Cách mạng tháng Mười Nga qua những bài viết của Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về do những đồng chí của ông cung cấp bí mật.

Ngày 2.6.1930, ông được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản Đông Dương. Như ông thường kể: “Đây là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời cách mạng của tôi”.

Cuối tháng 6.1930, ông được chỉ định làm Bí thư lâm thời Huyện ủy Nghĩa Hành.

Giữa lúc đang tập trung xây dựng cơ sở, phát triển phong trào thì ngày 22.10.1930, Nguyễn Công Phương bị bắt. Đây là lần thứ hai trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông bị thực dân Pháp bắt. Đánh đập, tra tấn, mua chuộc đều không đem lại kết quả, chúng kết án ông 7 năm tù giam tại Buôn Ma Thuột và 5 năm quản thúc tại địa phương.

Cuối tháng 8.1935, bọn thực dân Pháp dẫn ông về quê với lệnh quản thúc vô thời hạn, chứ không phải 5 năm như Tòa đã tuyên án.

Trước cảnh đau thương mất mát của bản thân, vợ và con trai đã mất trong những ngày ông bị giam cầm, hòa lẫn với nỗi đau chung của dân tộc đã thôi thúc ông phải hành động. Ông tìm cách liên lạc với tổ chức, móc nối với các đồng chí cũ, xây dựng lại cơ sở trong huyện, rồi trong tỉnh đã bị địch đánh phá.

Đầu tháng 9.1936, số Tạp chí Đỏ đầu tiên ra mắt do đồng chí Trần Long làm chủ bút, trong đó có nhiều bài của Nguyễn Công Phương đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Quảng Ngãi, nhất là tầng lớp những người có học.

Tháng 10.1939, Nguyễn Công Phương lại bị bắt lần thứ ba và giam tại nhà giam Trà Bồng. Vẫn thủ đoạn xưa, tra tấn kết hợp với dụ dỗ, mua chuộc không khuất phục nổi lập trường cách mạng kiên định của người cộng sản.

Ở trong tù, ông vẫn tiếp tục hoạt động, tìm cách móc nối các cán bộ cốt cán đang bị giam cầm, với lãnh đạo bên ngoài để thành lập Tỉnh ủy lâm thời của Quảng Ngãi tại Trù Bồng. Sự việc bị bại lộ, hầu hết các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời bị bắt. Bản thân Nguyễn Công Phương lần thứ hai bị đày lên Buôn Ma Thuột vào năm 1941.

Ngày 9.3.1945, Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định: Sự khủng hoảng chính trị này thúc đẩy cho những điều kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Kẻ thù của nhân dân ta lúc này là Nhật. Khẩu hiệu hành động là “Đánh đuổi phát xít Nhật, phát động cao trào kháng Nhật trong cả nước, sẵn sàng chuyển sang hình thức Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện”.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị trên, Nguyễn Công Phương cùng một số đồng chí tù chính trị tổ chức vượt ngục, trở về địa phương tham gia chuẩn bị tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Ông được giao nhiệm vụ vận động nhân dân ủng hộ lương thực, thuốc men để tiếp tế cho du kích Ba Tơ; in ấn các tài liệu của Đảng để chuyển đến các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh. Một nhiệm vụ đặc biệt nữa là ông chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, thuyết phục lớp trí thức trẻ tham gia cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch UBND cách mạng huyện Nghĩa Hành, sau đó được Trung ương bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND cách mạng tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 17.2.1946, Quảng Ngãi tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Công Phương trúng cử với số phiếu cao và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh.

Tháng 12.1946, toàn quốc kháng chiến, trước yêu cầu mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ đất nước, ông được điều lên khu ủy đặc trách công tác Mặt trận và được bầu làm Phó Hội trưởng Hôi Liên Việt khu V.

Tháng 7.1948, ông được bổ sung vào khu Ủy, tham gia Thường vụ và phụ trách công tác Dân vận - Mặt trận của Đảng. Với uy tín trước dân và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Dân vận - Mặt trận, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó; phong trào kháng chiến - kiến quốc của Khu V phát triển mạnh trong điều kiện hết sức khó khăn và ác liệt.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược song đều nhằm một mục đích chung là: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong phạm vi cả nước.

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 5.1955 ông đáp chuyến tàu cuối cùng ra Bắc tập kết. Ông đặt chân đến Thủ đô Hà Nội đúng vào thời điểm Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Và thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, Ban trù bị để thành lập một tổ chức Mặt trận mới ra đời nhằm tập hợp rộng rãi mọi tổ chức, cá nhân yêu nước và tiến bộ, nhất là những người ở vùng mới giải phóng. Ông Nguyễn Công Phương được Trung ương cử vào Ban trù bị.

Từ tháng 5 đến ngày 10.9.1955, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã họp tại Hà Nội, quyết định lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự.

Bác Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch. Đồng chí Xuân Thủy được bầu làm Tổng Thư ký; “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương (cách gọi của Bác Tôn) được bầu làm Ủy viên Thư ký phụ trách công tác đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm hòa bình thống nhất đất nước.

Với trách nhiệm là Ủy viên thư ký, “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương đã có những đóng góp to lớn vào việc đề xuất các phong trào, các cuộc vận động nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thống nhất đất nước.

Với tư cách một nhân sĩ nổi tiếng của Trung Trung bộ, tháng 6.1969, cụ được bầu làm Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ - cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Do bị tù đày nhiều, lại tuổi cao, sức yếu, “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương đã thanh thản ra đi ngày 21.8.1972 tại số nhà 50 phố Quán Sứ, hưởng thọ 84 tuổi.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và Mặt trận, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nhận xét: “Đồng chí Nguyễn Công Phương là tấm gương của một nhà yêu nước nồng nàn; gian khổ không sờn lòng; khó khăn không nản chí; suốt đời tận tụy vì độc lập, tự do của dân tộc”.

Quốc hội và Cử tri

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này.