Có những trang giáo án khép lại trên hành trình dạy chữ

Trong hành trình gieo chữ, có cung đường trở thành “ải tử thần” cướp đi sinh mạng của không ít thầy cô. Và những trang giáo án đành khép lại…

Để đem kiến thức đến cho học trò vùng xa xôi, hẻo lánh, hàng nghìn, hàng vạn giáo viên cắm bản trên cả nước ngày ngày nỗ lực vượt qua khó khăn của bản thân, kể cả những hiểm nguy đang rình rập bởi đò giang cách trở, vượt núi, băng suối…

Có những trang giáo án khép lại trên hành trình dạy chữ -0
Cô trò Trường PTDT bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Ảnh: INT)

Vượt núi lên bản vì trò nghèo

Cô Mai Thị Yến (sinh năm 1987) quê tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, cô Yến tiếp tục theo học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và xung phong lên xã Đường Thượng làm giáo viên cắm bản.

Trường Mầm non Đường Thượng thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện với 100% trẻ người Mông. Trường Mầm non Đường Thượng có 504 trẻ học tại trường chính và 9 điểm lẻ. Điểm trường Cờ Tẩu nơi cô Yến giảng dạy cách trung tâm xã khoảng 3 cây số, đường đi được trải đá, với những khúc cua nguy hiểm.

Trong quá trình làm việc ở vùng cao, năm 2012, cô Mai Thị Yến lập gia đình với thầy Nguyễn Đại Đình Nam, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội Trường PTDT Bán trú Tiểu học Đường Thượng. Vợ chồng cô sinh được hai người con. Hiện con lớn (sinh năm 2013) gửi bà nội nuôi, còn con nhỏ (sinh năm 2018) theo bố mẹ lên Hà Giang.

Trải qua 13 năm công tác, bám bản dạy chữ, cô luôn được đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh yêu mến; nhiều năm liền là giáo viên xuất sắc.

Nhắc về người đồng nghiệp của mình, cô Bang Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đường Thượng kể: Dù sức khoẻ không tốt, song với tình yêu nghề, thương trẻ, cô luôn cố gắng vượt qua khó khăn của bản thân, rào cản đến từ ngoại cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kiên trì cắm bản, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao.

Có những trang giáo án khép lại trên hành trình dạy chữ -0
Cô giáo Mai Thị Yến (ngoài cùng bên phải) có 13 năm gắn bó với Trường Mầm non Đường Thượng (Yên Minh, Hà Giang)

Gác lại những giấc mơ

13 năm bám bản, cung đường vốn được coi là “ải tử thần” tưởng chừng như quá quen thuộc với cô Yến và đồng nghiệp chẳng ai ngờ là nơi cô dừng lại hành trình gieo chữ của mình. Ông Nguyễn Đức Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Minh, cho biết: Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16 giờ ngày 3/5, khi cô Mai Thị Yến cùng chồng và con nhỏ quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Do đường núi quanh co, dốc trơn trượt, xe máy của vợ chồng cô gặp sự cố nên rơi xuống vực sâu. Nơi xảy ra tai nạn cách điểm trường khoảng 2km. Khi đồng nghiệp và người dân phát hiện đã nhanh chóng ứng cứu, đưa cô Yến đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, do bị thương quá nặng, nữ giáo viên qua đời lúc 20 giờ cùng ngày. Chồng cô Yến bị đa chấn thương, rất may cháu nhỏ không bị thương nặng.

Cô Yến qua đời đã là nỗi đau, mất mát rất lớn đối với không chỉ gia đình mà còn của những người đồng nghiệp, học trò, người dân, ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Từ nay, trên cung đường thân quen ấy, đồng nghiệp sẽ không được nhìn thấy hình ảnh cô Mai Thị Yến với chiếc xe máy cũ vượt đoạn đường hơn chục cây số mỗi sáng đến lớp học tạm bợ, thiếu thốn nhưng rộn rã tiếng cười. Những đứa trẻ người dân tộc thiểu số không còn nhận được sự yêu thương, chăm sóc, ánh mắt dịu dàng của cô Yến nữa.

Nhớ về đồng nghiệp của mình, ông Nguyễn Đức Tuyên kể, cô Yến luôn nhiệt tình, trách nhiệm, yêu nghề. Đang nuôi con nhỏ nhưng khi nhà trường phân công nhiệm vụ bất cứ điểm trường nào, cô chưa bao giờ từ chối. Sự ra đi của cô Yến không chỉ là mất mát lớn của gia đình mà còn là thiệt thòi của nhà trường, ngành Giáo dục Yên Minh.

Có những trang giáo án khép lại trên hành trình dạy chữ -0
Các lớp học tại điểm trường thôn Cờ Tẩu nơi cô Mai Thị Yến công tác được mượn tạm từ nhà văn hóa thôn

Nằm xuống để đồng nghiệp tiến bước

Đóng góp vào quá trình đổi mới giáo dục, phát triển đất nước, không thể không kể đến công lao của đội ngũ giáo viên cắm bản. Có người thầy, người cô dành trọn thanh xuân, trí tuệ của mình cho vùng khó, biên giới xa xôi. Trong quãng thời gian “cõng chữ lên ngàn”, những câu chuyện về tình đồng nghiệp, thầy trò và cả nỗi gian truân thành ký ức neo đậu trong tâm khảm mỗi người.

Kể về quãng thời gian cắm bản, gieo chữ, thầy Đặng Xuân Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) nhớ lại: “Tháng 9/1992, tôi được phân công về huyện Quan Hóa nhận công tác tại Trường PTCS Trung Lý. Ngày ấy, với sức trẻ đầy nhiệt huyết, tinh thần lạc quan, chúng tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Ban giám hiệu phân công tôi và thầy Đỗ Quang Bằng về các bản của xã Trung Lý, để vận động trẻ em người Mông ra lớp. Trung Lý nổi tiếng với câu ‘nhất Trung Lý, nhì Trung Sơn’, bởi lẽ đã có nhiều người bỏ mạng ở đây vì sốt rét. Có thời điểm, người chết vì sốt rét trong xã lên đến hàng trăm. Trước thời điểm chúng tôi lên chừng nửa tháng, thầy Đỗ Xuân Thơm là Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Trung Lý đã không qua khỏi vì sốt rét”.

Khi nhắc đến thầy Đỗ Quang Bằng, nhà giáo Đặng Xuân Viên dường như “chạm” phải ký ức buồn thương không thể quên. Bởi, lúc lên nhận công tác, cả hai người cùng đi. Nhưng vừa lên đến trường được ba ngày, thầy Viên bị sốt rét và viêm cơ tay. Cánh tay phù to như cái phích, nên phải xuống Bệnh viện huyện Quan Hóa điều trị.

Vượt qua thử thách đầu tiên, thầy Bằng cùng một đồng nghiệp nữa được phân công vào bản Tài Chánh (xã Mường Lý, Mường Lát ngày nay) để dạy lớp 1 và lớp ghép 2, 3. Các thầy phải đi bộ gần 45 cây số đường rừng, từ bản Táo - điểm trường chính của Trường PTCS Trung Lý để đến bản Tài Chánh.

Khi thầy Bằng và đồng nghiệp về điểm trường lẻ, được bà con ở bản dựng cho 2 gian nhà tạm, vách nứa, lợp lá cọ để làm lớp học và nơi ở. Ổn định điểm trường xong, các thầy lại men theo lối mòn, xuyên rừng, vượt suối về điểm trường chính nhận sách giáo khoa, đồ dùng học tập, phấn, bảng, vở viết cho học sinh.

“Sáng 22/9/1992, thầy Bằng cùng thầy Lê Văn Duẩn, Nguyễn Văn Đông mỗi người cõng trên lưng khoảng 20 kg sách giáo khoa, phấn, bảng con, vở viết trở lại điểm lẻ. Thời điểm đó đang mùa mưa bão, nước sông Mã rất to, dòng sông hẹp, sâu và chảy xiết. Ba thầy giáo cùng ông lái đò trên một chiếc thuyền độc mộc vượt sông tại bến đò Cò Cài - Tài Chánh.

Thuyền ra gần giữa dòng, sóng to khiến người và hành lý đều bị ướt. Bảo vệ đồng nghiệp và đồ dùng học tập cho học sinh, thầy Bằng đã không sợ nguy hiểm nhảy xuống dòng nước xiết để đẩy thuyền. Thế nhưng, dòng nước cuồn cuộn đã cuốn trôi thầy giáo trẻ. Tới ngày 11/10/1992, thi thể thầy Bằng mới được phát hiện. Người dân và đồng nghiệp đã lo việc hậu sự cho thầy. Sau này, khi có điều kiện, gia đình mới đưa thầy về quê nhà”, thầy Viên kể, hai khóe mắt đỏ hoe.

Cảm thương sự ra đi của thầy Bằng, đồng nghiệp đã làm hồ sơ, gửi tới các cơ quan chức năng với mong mỏi Nhà nước có chính sách ghi công cho thầy và những giáo viên đã nằm lại ở vùng rừng sâu, núi thẳm. Thế nhưng, đến bây giờ, điều đó vẫn chưa thành hiện thực.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.