Có chính sách cụ thể đối với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch

Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cân nhắc có hình thức phù hợp, chính sách cụ thể đối với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; quy định tỷ lệ nhất định đối với kéo dài tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân...

ĐBQH TRẦN NHẬT MINH:
Làm rõ khái niệm “trường hợp đặc biệt” và cấp nào là “cấp có thẩm quyền” trong dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Liên quan đến Luật Công an nhân dân (sửa đổi), dẫn quy định tại điểm 4, khoản 3, Điều 1: Trưởng phòng và tương đương ở các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng có cấp bậc hàm cao hơn một bậc (quy định tại điểm e khoản 1 điều này), đại biểu Trần Nhật Minh cho rằng: Quy định các phòng thuộc Bộ có chức năng tham mưu, nghiên cứu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho toàn lực lượng còn chung chung.

Có chính sách cụ thể đối với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch -0
ĐBQH Trần Nhật Minh phát biểu

Trên cơ sở đó, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị cơ quan soạn thảo cần giải trình rõ hơn về các phòng chức năng này (vì cấp phòng đã có chức năng tham mưu, nếu quy định như này rất rộng). “Đồng thời, để quy định chặt chẽ thì trong khoản này cần giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định các đơn vị cấp phòng và tương đương (cấp Trưởng phòng có bậc hàm cao hơn so với quy định điểm e, khoản 1)”, đại biểu nhấn mạnh.

Về điểm c, khoản 4, Điều 1, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị nên quy định tỷ lệ nhất định đối với kéo dài tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân, còn nếu quy định chung chung thì có thể xảy ra việc biên chế ở lại phục vụ nhiều (mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu).

Dẫn quy định dự thảo luật: “Trường hợp đặc biệt sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài hơn 62 tuổi đối với nam, 60 đối với nữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền”, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ “trường hợp đặc biệt” là trường hợp nào? và cấp nào là “cấp có thẩm quyền” trong quy định này?; trong khi Chính phủ đã có Nghị định số 83 quy định về vấn đề này khi thực hiện Bộ Luật Lao động 2019;…

ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG:
Bổ sung thêm trách nhiệm thông báo với các Đồn Biên phòng ở khu vực biên giới cửa khẩu

Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đại biểu Thái Thị An Chung đánh giá: Dự thảo Luật có nhiều quy định rút gọn thủ tục hành chính, đơn giản hóa, giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra.

Có chính sách cụ thể đối với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch -0
ĐBQH Thái Thị An Chung phát biểu

Tuy nhiên, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị nghiên cứu thêm nội dung quy định trong dự thảo Luật liên quan đến vấn đề chuyển giao thẩm quyền trong vấn đề chủ trì việc đề xuất, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công an liệu có phù hợp? Đồng thời, quy định này dẫn đến việc sửa đổi các luật có liên quan như Luật Thỏa thuận quốc tế, Luật Điều ước quốc tế đã có quy định nên cần nghiên cứu thêm để bảo đảm thống nhất giữa các luật.

Liên quan đến Điều 45a trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm có thể thông báo đến các cơ quan công an, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng: Căn cứ các Luật như Luật Biên phòng, Luật an ninh quốc gia… thì nên bổ sung thêm trách nhiệm thông báo với các Đồn Biên phòng ở khu vực biên giới cửa khẩu gần nhất sẽ thuận lợi và bảo đảm chức năng, nhiệm vụ của Công an cũng như lực lượng Biên phòng.

 “Đơn cử như Nghệ An có đường biên giới khá dài, các Đồn Biên phòng đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật…”, đại biểu nêu dẫn chứng.

ĐBQH HOÀNG MINH HIẾU:
Chưa đề cập đến giấy xuất, nhập cảnh chocác đối tượng chưa xác định được quốc tịch

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Có chính sách cụ thể đối với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch -0
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu phát biểu

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, dự kiến sau khi sửa đổi Luật Căn cước công dân, thời gian tới sẽ cấp Giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng là người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ Công an sẽ có khoảng 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chưa đề cập đến giấy xuất, nhập cảnh cho những đối tượng này…

Do đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị cần cân nhắc có hình thức phù hợp, chính sách cụ thể với 31.000 người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, để tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền con người trong việc đi lại.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.