Chuyển sang dạy học trực tuyến không phải riêng Việt Nam, đây là việc thế giới phải làm

Trước những băn khoăn của ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) về chất lượng học tập của tỷ lệ 53,9% học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thể tham gia học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, việc chuyển sang dạy học trực tuyến không phải chỉ có việc của riêng Việt Nam. Đây là việc cả thế giới phải làm.

Chuyển sang dạy học trực tuyến không phải riêng Việt Nam, đây là việc thế giới phải làm ảnh 1

ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) chất vấn

Ảnh: Quang Khánh 

Đối với Việt Nam, dù có kinh nghiệm trong các đợt dịch trước nhưng bước vào năm 2021, quy mô, tính chất, thời gian phải thực hiện chưa từng có trong tiền lệ. Nhiều nước phát triển khi chuyển sang dạy học trực tuyến toàn thời gian cũng không tránh khỏi những thách thức. 

Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến chuyển đổi số, đến phát triển hạ tầng công nghệ nhưng thực tế còn nhiều khó khăn. Hiện theo thống kê, không phải là 1,5 triệu mà là trên 1,8 triệu học sinh hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Có được điện thoại gì cũng là tốt, có gia đình hai, ba anh chị em mới có một cái điện thoại để học. Đây là một việc bất đắc dĩ để ứng phó, cho nên trước khi quan tâm đến chất lượng, thì một trong vấn đề rất mong các địa phương chia sẻ, quan tâm, đấy là số học sinh vì không có thiết bị trong tay đang dần dần phải bỏ học.

Thực tế đó là vấn đề còn cấp bách hơn trước khi đánh giá xem các cháu học được gì qua đợt học trực tuyến vừa rồi. Một số nơi việc học còn ở mức độ là để "duy trì cảm giác" về học tập, việc đón nhận tư duy trong học tập và được phần nào thì tốt phần đấy. Nhưng cũng có một điều đáng mừng là những vùng khó khăn hàng đầu như khu vực Tây Bắc, thời gian vừa qua lại được đến lớp học trực tiếp...

Để đánh giá được chất lượng học trực tuyến, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngành thường xuyên theo dõi xem các đơn vị dạy đến đâu, dạy như thế nào, tương tác ra sao, khó khăn như thế nào? Bộ cũng tổ chức hỗ trợ về trang thiết bị máy tính và các thiết bị học tập. Toàn ngành thời gian vừa qua đã huy động hỗ trợ được trên 14 vạn thiết bị, và trong tháng 11, khoảng trên 5 vạn máy tính sẽ được phân phối.

Thế nhưng để đánh giá được kết quả, mức độ đạt được của dạy học trực tuyến đầy đủ cần một cuộc điều tra và khảo sát khi các cháu quay lại trường. Nhưng chắc chắn việc học trực tuyến có những thách thức và có ảnh hưởng đến chất lượng. 

Trong Công văn 4808, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị bổ sung, củng cố kiến thức khi học sinh quay lại trường. Bộ yêu cầu nhà trường không được đánh giá ngay kiến thức mà việc đầu tiên phải là giúp các em làm quen với môi trường trường học, học cách tự phòng chống dịch cho bản thân, lấy lại tinh thần, tâm lý thư thái.

Việc củng cố chất lượng khi học sinh quay trở lại trường sẽ căn cứ vào các nội dung chương trình cốt lõi. Tinh thần là khi học sinh đã quay trở lại trường học trực tiếp cũng không bỏ các bài giảng trên truyền hình và công cụ dạy học trực tuyến đã có, tránh tình trạng cực đoan đến lớp rồi thì bỏ hết thì công cụ hỗ trợ. Và khi học sinh quay lại trường học, giáo viên có trách nhiệm đánh giá xem các em trong lớp trình độ đến đâu để phân ra các nhóm bởi có em thiết bị tốt, bố mẹ kèm tốt sẽ chắc kiến thức hơn những em thiết bị phập phù, bố mẹ bận rộn quá.

Như vậy cần một giải pháp tổng thể về phương diện chuyên môn, về tăng cường các trang thiết bị, phương diện tư vấn tâm lý để hỗ trợ, bổ trợ cho các em có sự chênh lệch kiến thức và kỹ năng sau một thời gian dài học trực tuyến.

Giám sát

Toàn cảnh cuộc làm việc
Giám sát

Mọi khiếu kiện phải được giải quyết kịp thời

Khi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã ghi nhận nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích trong thực hiện công tác này. Trong đó, việc tăng cường đối thoại với công dân ngay khi mới phát sinh hay thấy tiềm ẩn phát sinh các vụ việc khiếu kiện phức tạp đã có tác động tích cực đến giải quyết nhiều vụ việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy báo cáo tại cuộc làm việc
Giám sát

Tinh thần là xong việc chứ không chỉ giải quyết cho hết thẩm quyền

Làm việc với UBND tỉnh An Giang về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc phân loại các đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh còn tình trạng tên đơn và nội dung đơn không trùng khớp với nhau. Do vậy, cần căn cứ vào nội dung đơn để phân loại đơn thư. Bởi, nếu phân loại nhầm, thì dẫn đến việc xử lý đơn cũng nhầm.

Tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với HĐND
Thời sự Quốc hội

Tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với HĐND

Ngày 5.7, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về “Tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của HĐND các cấp; tăng cường sự gắn kết các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND các cấp”.

Kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối vĩ mô
Giám sát

Kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối vĩ mô

Ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã đăng đàn, làm rõ một số nội dung liên quan mà các đại biểu đã chất vấn và cử tri cả nước quan tâm. Thống đốc cho biết, chính sách tiền tệ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính, là điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, vĩ mô và đảm bảo an toàn, khả năng chi trả của hệ thống. Việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ trên hai mục tiêu này, đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô.
Phải bảo đảm an toàn về nợ công và bội chi ngân sách
Giám sát

Phải bảo đảm an toàn về nợ công và bội chi ngân sách

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) về xây dựng kịch bản để ứng phó với rủi ro về các cân đối lớn của nền kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng để tiếp cận hai kịch bản đó là không có và có chương trình phục hồi. Đồng thời xác định mức độ nợ công, bội chi cho từng kịch bản.
Đảm bảo định hướng phát triển cân bằng, hài hòa giữa các vùng, miền
Giám sát

Đảm bảo định hướng phát triển cân bằng, hài hòa giữa các vùng, miền

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) về chiến lược đầu tư trên bình diện cả nước để hạn chế căn cơ các làn sóng di cư trong tương lai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải nhìn nhận vấn đề này một cách đầy đủ hơn, phải coi đây là vấn đề lớn liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và là vấn đề chưa có tiền lệ nên chưa có nhiều kinh nghiệm để ứng phó.
Xây dựng chính sách theo hướng mở để có thể điều chỉnh một cách linh hoạt
Giám sát

Xây dựng chính sách theo hướng mở để có thể điều chỉnh một cách linh hoạt

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), cách tiếp cận xây dựng biện pháp khôi phục kinh doanh khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, như nguồn vốn đứt đoạn, nguồn cung lao động thiếu, chuỗi cung ứng đứt gãy. Vậy, Chính phủ phải có giải pháp vừa tổng thể, vừa ưu tiên trong khi ngân sách còn khó khăn?
Xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo qua mạng như thế nào ?
Giám sát

Xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo qua mạng như thế nào ?

ĐBQH Phạm Thúy Chinh (Hà Giang) chất vấn, hiện xu thế phát triển mô típ mới đào tạo qua mạng ngày càng phát triển. Xin hỏi Bộ trưởng, Bộ đã có giải pháp gì cho việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo qua mạng trong thời gian tới đây, đặc biệt là trong điều kiện bình thường mới?
Điều chỉnh chương trình học trực tuyến để học sinh không bị "lệch", không bị "hổng" kiến thức
Giám sát

Điều chỉnh chương trình học trực tuyến để học sinh không bị "lệch", không bị "hổng" kiến thức

Theo ĐBQH Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ), việc dạy và học trực tuyến trong tình hình hiện nay là hết sức phù hợp, tuy nhiên chương trình gây áp lực cho cả cô và trò, hoặc dẫn đến tình trạng giáo viên sẽ ưu tiên nội dung đơn giản, học sinh sẽ bị lệch kiến thức. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ có kế hoạch gì để điều chỉnh chương trình học trực tuyến phù hợp với từng bậc học, để bảo đảm học sinh quay lại trường không bị "lệch", không bị "hổng" kiến thức?
Cả nước thiếu trên 94.000 giáo viên
Giám sát

Cả nước thiếu trên 94.000 giáo viên

ĐBQH Nguyễn Công Hoàng (Thái Nguyên) chất vấn, có sự mất cân đối giữa đầu vào và số lượng của các trường đại học. Trong thời gian tới Bộ trưởng có giải pháp gì? Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ như thế nào để có giải pháp về việc thiếu hụt giáo viên ở các địa phương? Giải pháp giữa hai bộ trong thời gian tới?
Mạnh mẽ hơn nữa trong giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên
Giám sát

Mạnh mẽ hơn nữa trong giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) chất vấn, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đòi hỏi chúng ta phải mạnh mẽ hơn nữa trong giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên, nhất là các kỹ năng mềm như kỹ năng sống, kỹ năng phối hợp, hợp tác, tổ chức, đổi mới sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống…
Xác định con người là trung tâm sẽ tạo xung lực tích cực mới để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh
Giám sát

Xác định con người là trung tâm sẽ tạo xung lực tích cực mới để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh

Phát biểu mở đầu Phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) nhấn mạnh, tuy đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp nhưng với sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt, sáng tạo của Trung ương, Chính phủ, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép, kinh tế vĩ mô, ổn định cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả tích cực, vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đều tăng. Công tác an sinh xã hội được chú trọng, tiếp tục đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục.
Dấu ấn về sự đổi mới và quyết liệt
Giám sát

Dấu ấn về sự đổi mới và quyết liệt

Ngay tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XIV đã tiến hành giám sát chuyên đề đầu tiên của nhiệm kỳ về “việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Đây cũng là giám sát chuyên đề khởi đầu các chuyên đề giám sát tối cao khác đã được Quốc hội tiến hành trong nhiệm kỳ này trên tinh thần chọn đúng, trúng vấn đề nóng bỏng của đời sống và quyết liệt tạo chuyển biến trong thực tiễn.
Hội đồng Dân tộc giám sát tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc giám sát tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Sáng 24.9, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã làm việc với Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011 – 2020.
Cần chính sách "mở khóa"?
Giám sát

Cần chính sách "mở khóa"?

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang đề xuất, thời gian tới, các nhà khoa học cần cơ chế, chính sách có tính chất "mở khóa" để kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội được sử dụng. Đương nhiên, kết quả nghiên cứu khoa học xã hội đó phải tốt thì mới được cân nhắc đưa vào chính sách.
Đồng bộ các quy định pháp luật thúc đẩy tự chủ đại học
Thời sự Quốc hội

Đồng bộ các quy định pháp luật thúc đẩy tự chủ đại học

Chiều 20.8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình làm trưởng đoàn, đã làm việc với Trường ĐH Xây dựng - cơ sở giáo dục đại học cuối cùng trong đợt khảo sát về việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó tập trung vào nội dung tự chủ và học phí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với Tổng công ty Điện lực – TKV
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với Tổng công ty Điện lực – TKV

Chiều 18.8, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng công ty Điện lực – TKV (thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) về hiệu quả hoạt động, việc bảo đảm nguồn nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.