Chú trọng “phòng cháy” hơn “chữa cháy”

Chiều 19.6, thảo luận tại Tổ 6 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai góp ý vào Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các đại biểu đề nghị cần chú trọng nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy” trong Dự án Luật; đồng thời, thay đổi phương thức tuyên tuyên truyền, thậm chí cho phép lực lượng phòng cháy, chữa cháy phát báo động giả để kiểm tra phản ứng của người dân.

Tập trung vào một lực lượng thống nhất

Đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các đại biểu cũng nhấn mạnh đây là Dự án Luật được cử tri, Nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về tài sản, mà còn kéo theo chết người liên tiếp xảy ra trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua.

Chú trọng nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy” -0
ĐBQH Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) phát biểu

Một số ý kiến cho rằng, Dự án Luật cần chú trọng đến nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy”. Theo đó, cần bổ sung công tác huy động lực lượng tuyên truyền tình nguyện. Các nội dung phải thể hiện được phòng cháy là quan trọng hàng đầu; bổ sung thêm các biện pháp phòng cháy. Đồng thời, cần có những quy định rõ ràng, chế tài xử phạt nghiêm minh đối với phòng cháy tại các khu tập trung đông dân cư có đặc thù do lịch sử để lại như nhà trọ mini, chung cư mini, khu tập thể, xưởng sản xuất... nằm sâu trong ngõ nhỏ, xe chữa cháy chuyên dụng chưa thể tiếp cận được.

Chú trọng nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy” -0
ĐBQH Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) phát biểu

Liên quan đến lực lượng cứu hộ, cứu nạn, đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) cho rằng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đồng thời là lực lượng cứu nạn, cứu hộ. Do đó, cần tập trung vào một lực lượng thống nhất để bảo đảm cơ chế huy động lực lượng. Đồng thời, cũng không nên tách bạch giữa cứu nạn, cứu hộ do thiên tai hay cứu nạn, cứu hộ do hỏa hoạn.

Về phòng cháy đối với nhà ở tại Điều 17 của Dự thảo Luật, đề nghị cần tách thành 2 điều riêng: 1 điều quy định về phòng cháy đối với nhà ở; 1 điều quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp với kinh doanh, trong đó phải gia cố hơn nữa, thể hiện rõ trách nhiệm của chủ nhà, trách nhiệm của chính quyền địa phương, thậm chí là trách nhiệm của tổ dân phố- cánh tay nối dài của chính quyền cơ sở trong công tác cảnh báo, kiểm soát, giám sát nhằm phòng cháy, chữa cháy.

Chú trọng nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy” -0
ĐBQH Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) cho ý kiến về Dự án Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thay đổi phương thức tuyên truyền

Về biện pháp phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Lê Hoàng Hải cho rằng, từ một số vụ cháy đã xảy ra thời gian vừa qua cho thấy, nguyên nhân cốt lõi vẫn là công tác tuyên truyền, tập huấn về phòng cháy, chữa cháy. Do đó, cần thay đổi phương thức, thậm chí cho phép lực lượng phòng cháy, chữa cháy phát báo động giả để kiểm tra phản ứng của người dân. Bởi lẽ, sự cố cháy nổ không bao giờ báo trước để chúng ta tránh, và người dân phải trải nghiệm thì mới hình thành kỹ năng, phòng khi cháy thật xảy ra mới kịp thời phản ứng. Đồng thời, tăng cường giáo dục đối với thế hệ nhi đồng, thanh, thiếu niên trong các trường, cơ sở giáo dục để hình thành kỹ năng sinh tồn và kịp thời phản ứng với sự cố.

Chú trọng nội dung “phòng cháy” hơn “chữa cháy” -0
ĐBQH Tráng A Dương (Hà Giang) phát biểu

Góp ý cụ thể vào Dự án Luật này, đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) bày tỏ quan điểm: quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại Điều 8, đề nghị bổ sung cụm từ “Tổ quốc Việt Nam” trước cụm từ “... các tổ chức thành viên của Mặt trận” để bảo đảm đúng tên gọi theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể sửa lại là: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bên cạnh đó, bổ sung cụm từ “Tổ quốc Việt Nam” vào trước cụm từ “trong phạm vi nhiệm vụ…”; bỏ cụm từ “vận động” trong cụm từ “vận động, giám sát, phản biện xã hội...”, thay cụm từ “giải quyết” bằng cụm từ “khắc phục” để phù hợp với tên Điều 30. Cụ thể sửa lại là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ khắc phục hậu quả sau các vụ cháy, sự cố, tai nạn”.

Về quy định các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 11, đại biểu Tráng A Dương đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định thành 1 Khoản trong Điều cho đầy đủ và dễ thực hiện, cụ thể: “Các hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.

Đối với quy định về nguồn nước, chất chữa cháy tại Khoản 1 Điều 26, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung cụm từ “vật liệu” vào trước cụm từ “chữa cháy” cho đầy đủ với nội dung của Điều, cụ thể: “1. Khi có cháy, mọi nguồn nước, chất, vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy”.

Về quy định ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cửu nạn, cứu hộ tại Điều 55, đại biểu cho rằng, Ban soạn thảo cần quy định rõ ràng cho việc các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước sử dụng nguồn ngân sách như thế nào để phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.