Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023

Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã công bố Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023.

Theo đó, bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính là: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; và Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).

Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.

Cấu trúc bài thi

Bài thi HSA gồm 03 phần thi: 

Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).

Phần 2 : Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút), Phần 3 - Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).

Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học. 

Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút.

Kiến thức trong phần 1 và 2 được phân bổ như sau: Phần 1 và phần 2: Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%, kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.

Phần 3: Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.

Đề cương chi tiết bài thi HSA như sau:

Cấu trúc

Lĩnh vực kiến thức

Dạng thức

 câu hỏi

Số

câu hỏi

Mục tiêu đánh giá

Phần 1.

Tư duy định lượng

Toán học

 (75 phút)

Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp.

Gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu điền đáp án

50

Thông qua lĩnh vực Toán học, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.

Phần 2.

Tư duy định tính

Ngữ văn - Ngôn ngữ

(60 phút)

Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v.

Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất

50

Thông qua lĩnh vực Ngữ văn - Ngôn ngữ, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.

Phần 3.

Khoa học

Tự nhiên - Xã hội

(60 phút)

Vật Lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng….

 47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học.

10

Thông qua lĩnh vực Khoa học tự nhiên, xã hội: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý  đánh giá năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học: khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; Khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; Khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ…

10

Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa….

10

Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại …

10

Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế.

10

Hình thức thi: Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn.

Phương pháp làm bài: Thí sinh thực hiện bài thi theo hướng dẫn làm bài của ĐHQGHN: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn: Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi.

Đối với các câu hỏi điền đáp án: Thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng của câu hỏi thi.

Phương pháp chấm điểm: Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.

Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.