Các đại cử tri được chọn như thế nào?

Các đại cử tri được bầu ra tùy theo luật của từng bang, tạo ra một quy trình lựa chọn khá “chắp vá”. Trong một số trường hợp, luật bang tuân theo các quy định của đảng phái chính trị để xác định cách thức chọn đại cử tri.

Dưới đây là cách mỗi bang lựa chọn đại cử tri của mình kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Có 33 tiểu bang chọn đại cử tri theo đại hội đảng, trong khi 7 tiểu bang và Đặc khu Columbia chọn đại cử tri nhờ các ủy ban đảng ở bang. 10 bang còn lại sử dụng phương pháp bổ nhiệm từ thống đốc, các ứng cử viên của đảng, chủ tịch đảng ở bang, ứng cử viên tổng thống và nhiều phương pháp kết hợp khác để lựa chọn đại cử tri.

Các tiêu chuẩn tiêu biểu cho một đại cử tri tổng thống gồm: Tư cách thành viên hiện tại trong đảng, đăng ký cử tri hiện tại và cam kết bỏ phiếu cho chiếc vé tổng thống của đảng. Ở bất kể phương pháp lựa chọn nào, nếu các đại cử tri không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, một nhóm đại cử tri khác sẽ được chọn thay thế.

Nguồn: AP
Nguồn: AP

Bầu theo Hội nghị đảng của bang

Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để lựa chọn đại cử tri tổng thống. Đại hội tiểu bang của mỗi đảng đề cử các đại cử tri từ mỗi khu vực Quốc hội (khu vực bầu cử) để bỏ phiếu cho các ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống của đảng quốc gia. Các vị trí trống trong hội nghị này sẽ do ủy ban trung ương đảng của bang lấp đầy. Những bang áp dụng phương pháp này như: Alabama, Alaska, Arkansas, Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Idaho, Indiana, Iowa, Kentucky, Maine, Michigan, Minnesota, Mississippi, Montana, Nebraska, Nevada, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, Bắc Dakota, Ohio, Oklahoma, Nam Dakota, Tennessee, Texas, Utah, Vermont, Virginia, Washington, Tây Virginia, Wyoming

Bầu theo ủy ban đảng ở bang

Ủy ban trung ương của mỗi bang hoặc đảng khu vực có phiếu bầu tổng thống sẽ chọn đại cử tri trước cuộc tổng tuyển cử. Ủy ban này cũng chỉ định những người thay thế cho các vị trí đại cử tri trước cuộc bầu cử tổng thống.

Những bang áp dụng: Đặc khu Columbia, Georgia, Kansas, Louisiana, Massachusetts, Missouri, New York, Nam Carolina

 Các phương pháp bổ sung khác

Ở Arizona, Chủ tịch mỗi đảng ở tiểu bang có vé đua tổng thống sẽ chọn các đại cử tri trước cuộc tổng tuyển cử. Chủ tịch cũng chỉ định những người thay thế cho các vị trí đại cử tri trước cuộc bầu cử tổng thống. Trong khi đó, ở California, các ứng cử viên đảng Dân chủ chạy đua vào Hạ viện và Thượng viện, mỗi người đề cử một đại cử tri trong các năm bầu cử tổng thống. Đảng Cộng hòa ở California lại cùng với các nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp bang và các thành viên ủy ban chọn những người được đề cử cho các vị trí ở văn phòng tiểu bang và liên bang làm đại cử tri.

Còn ở Florida, Thống đốc bang sẽ chọn đại cử tri tổng thống của mỗi đảng từ các đề cử do các ủy ban đảng của bang đưa ra. Thống đốc chỉ có thể chọn đại cử tri dựa trên đề cử của đảng. Illinois lại lựa chọn đại cử tri theo ủy ban đảng và đại hội đảng ở tiểu bang. Cụ thể, ủy ban trung ương của đảng Dân chủ tại Illinois lựa chọn các đại cử tri tổng thống, trong khi đảng Cộng hòa ở bang này lại đề cử các đại cử tri tổng thống của mình trong đại hội cấp bang.

Đối với bang Maryland, Chủ tịch đảng Dân chủ của bang bổ nhiệm các đại cử tri dựa trên đề cử từ các ủy ban đảng địa phương. Ủy ban trung ương của đảng Cộng hòa ở bang Maryland chỉ định đại cử tri trước cuộc bầu cử tổng thống.

Tại Bắc Carolina, mỗi đảng chọn một đại cử tri cho mỗi khu vực bầu cử tại các kỳ đại hội của từng quận thuộc bang. Sau đó, đại hội đảng cấp bang chọn số đại cử tri để hoàn thành danh sách cử tri đoàn. Nhìn sang bang Oregon, đảng Dân chủ bang Oregon chọn các ghế của ủy ban khu vực bầu cử, Chủ tịch và Phó Chủ tịch đảng tại bang làm đại cử tri. Đảng Cộng hòa tại Oregon lại đề cử đại cử tri trong các đại hội khu vực bầu cử.

Tình hình lại khác ở Pennsylvania, theo đó, ứng cử viên tổng thống của mỗi đảng đề cử đại cử tri cho Bộ trưởng Ngoại vụ bang. Ứng cử viên Phó Tổng thống có thể được yêu cầu đề cử đại cử tri theo ý của ứng viên tổng thống. Trong khi đó, ở Đảo Rhode, mỗi đảng có vé tổng thống tổ chức đại hội trước cuộc bầu cử tổng thống để chọn ra đại cử tri. Đại hội này chỉ bao gồm các công chức tiểu bang và liên bang cũng như các ứng cử viên cho các vị trí trên trong cuộc tổng tuyển cử.

Tại bang Wisconsin, các nhà lập pháp bang, quan chức điều hành bang và các ứng cử viên cho các chức vụ đó từ mỗi đảng đề cử đại cử tri. Quá trình đề cử này diễn ra vào tháng 10 trước cuộc bầu cử tổng thống.

Vai trò của Quốc hội trong việc xác nhận đại cử tri đoàn

Sau khi có kết quả bầu cử, Quốc hội Mỹ sẽ xác nhận Đại cử tri đoàn. Hiến pháp đã trao quyền cho cơ quan lập pháp liên bang trở thành trọng tài cuối cùng xác định ứng viên tổng thống nào giành chiến thắng ở từng bang.

Quốc hội phải thông qua kết quả bầu cử từ tất cả các bang. Nhiều người vẫn cho rằng 3.11 là ngày quan trọng nhất trong lịch bầu cử Mỹ năm nay. Tuy nhiên, còn một ngày khác quan trọng hơn là 14.12, được quy định trong Luật Tính đại cử tri năm1887. Theo đó, trong vòng không quá 41 ngày sau ngày bầu cử, các bang phải chọn xong đại cử tri.

Danh sách đại cử tri sẽ được các bang gửi tới Đồi Capitol vào tháng 12. Điều này là nhằm chuẩn bị cho Hạ viện và Thượng viện gặp nhau trong phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6.1 để chính thức xác nhận kết quả phiếu đại cử tri.

Trong trường hợp Quốc hội gặp bế tắc ở khâu này, Tu chính án thứ 12 đã chỉ định Hạ viện chọn tổng thống trong một cuộc bầu cử dự phòng. Trong lịch sử Mỹ, Hạ viện đã chọn hai tổng thống qua bầu cử kiểu này là ông Thomas Jefferson năm 1801 và ông John Quincy Adams năm 1825. Ngoài ra, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1876, một trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất, Quốc hội Mỹ cũng đã phải thực hiện một bước đi chưa từng có tiền lệ là thành lập ủy ban 15 thành viên là các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ và thẩm phán Tòa án tối cao (7 thành viên Cộng hòa, 7 thành viên Dân chủ và 1 thành viên độc lập) để quyết định kết quả bầu cử giữa ứng cử viên đảng Dân chủ là Thống đốc bang New York Samuel Tilden và ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes.

Mỗi nhóm nghị sĩ của một bang trong Hạ viện được bỏ một phiếu. Hạ viện chỉ chọn trong số ba ứng viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri cao nhất. Hiến pháp Mỹ không quy định thời hạn Quốc hội phải đưa ra lựa chọn trong một cuộc bầu cử tổng thống kiểu này. Nhưng đến trưa ngày 20.1, nếu Hạ viện không thể quyết định, Tu chính án thứ 20 và Luật Kế vị tổng thống sẽ được kích hoạt. Khi đó, nhiệm kỳ Tổng thống hay Phó Tổng thống đương nhiệm sẽ hết hạn và Chủ tịch Hạ viện sẽ lên làm “quyền tổng thống”.

Lập pháp

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?
Quốc tế

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?

Cùng là thủ tục mà ở đó các nghị sĩ hỏi và các bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chính phủ trả lời nhưng ở một số nước đó là phiên chất vấn, ở một số nước khác lại là phiên hỏi - đáp. Vậy hai thủ tục này thực chất chỉ là một hay khác nhau, và nếu khác thì khác ở điểm nào?

Thực tế mới và cập nhật luật pháp
Lập pháp

Thực tế mới và cập nhật luật pháp

Những thay đổi đối với các quy tắc sở hữu trí tuệ không chỉ vì mục tiêu hài hòa hóa các quy tắc sở hữu toàn cầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ quốc tế và khu vực. Ngoài việc tăng cường thương mại quốc tế, các thay đổi này còn buộc pháp luật về sở hữu trí tuệ phải điều chỉnh và cập nhật phù hợp với thời đại mới.
Nhìn từ một số quốc gia
Lập pháp

Nhìn từ một số quốc gia

Cập nhật và hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều nước trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Bởi đây là một trong những yếu tố thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, giúp phát triển quốc gia và tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu...
Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia
Lập pháp

Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực của hệ thống pháp luật quy định việc sử dụng tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã có những biến đổi đáng kể trong nửa thế kỷ qua, đòi hỏi các quy tắc sở hữu trí tuệ trong hệ thống này cũng phải thích ứng và thay đổi theo.
Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động
Lập pháp

Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động

Nội các của Tổng thống Cyril Ramaphosa đã thông qua dự luật sửa đổi Luật Công ty năm 2021 để lấy ý kiến vào ngày 1.10 trước khi được gửi tới Quốc hội xem xét. Như vậy là, kể từ lần đầu tiên được đưa ra năm 2018, dự luật đề xuất những thay đổi đáng kể đối với Luật Công ty Nam Phi, đặc biệt là vấn đề trả lương cho lãnh đạo và người lao động.
Đa dạng mô hình Tổng Thư ký
Lập pháp

Đa dạng mô hình Tổng Thư ký

Trong hầu hết các mô hình hành chính nghị viện dù là đơn viện hay lưỡng viện, Tổng Thư ký cho mỗi viện đều là đại diện cao nhất của cơ quan hành chính và chịu trách nhiệm trước các quan chức chính trị cao nhất của nghị viện.
Những điều chỉnh cần thiết
Lập pháp

Những điều chỉnh cần thiết

LTS: Gần đây, Viện Luật Quốc tế và So sánh của Anh đã đưa ra cảnh báo về “nguy cơ bùng nổ các vụ kiện tụng cho hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế” do những vấn đề phát sinh từ đại dịch Covid-19, gây ra những thách thức lớn đối với các tòa án trên thế giới. Tương tự, theo thừa nhận gần đây của Tòa án Nhân dân Cấp cao Tứ Xuyên (Sichuan High People’s Court), những thách thức không chỉ là việc gia tăng đáng kể số vụ án mà còn làm tăng tính phức tạp trong tranh tụng cả do suy thoái kinh tế và các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn đại dịch; do đó, cần có hướng dẫn bổ sung của các tòa án cấp cao hơn về những vấn đề mới nảy sinh này. Trước tình hình đó, các tòa án Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành các quy tắc hỗ trợ xét xử tư pháp đối với tranh chấp dân sự hoặc thương mại phát sinh liên quan đến đại dịch Covid-19, có thể được coi là những kinh nghiệm quốc tế quan trọng để các quốc gia khác tham khảo.
Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể
Lập pháp

Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể

Hai văn bản pháp lý quan trọng của TANDTC Trung Quốc liên quan đến pháp luật về hợp đồng là Hướng dẫn số 1 và Hướng dẫn số 2 về Covid-19 đã đưa ra quy tắc đặc biệt về việc kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng cho các loại hình hợp đồng cụ thể, bao gồm hợp đồng mua bán, cho thuê, khách sạn, dịch vụ cá nhân và xây dựng.
Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?
Lập pháp

Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?

​​​​​​​Ngày 30.1.2019, Tòa án Tối cao của Bangladesh đã công nhận sông Turag như là một thực thể sống có quyền hợp pháp, đồng thời rằng điều tương tự sẽ áp dụng cho tất cả các con sông ở Bangladesh. Quyết định trên là ví dụ mới nhất về xu hướng tôn trọng các quyền của thiên nhiên, mà cụ thể là các dòng sông, ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới.
Nỗ lực bảo vệ “Mẹ sông”
Lập pháp

Nỗ lực bảo vệ “Mẹ sông”

Luật Bảo vệ sông Dương Tử của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực vào ngày 1.3.2021. Luật quy định rõ tất cả các khía cạnh pháp lý về bảo vệ sinh thái của sông Dương Tử cùng sự phát triển dọc theo lưu vực của nó. Đây là luật bảo tồn một lưu vực sông cụ thể đầu tiên và cũng là nỗ lực của đất nước gấu trúc trong việc gìn giữ con sông dài nhất châu Á này.
Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới
Lập pháp

Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội Khóa XIII vừa diễn ra, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025 trong đó có mong muốn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới vận hành mô hình "tòa án thông minh" với một hệ thống tư pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn
Lập pháp

Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn

Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án mang lại rất nhiều lợi ích, như: Nâng cao khả năng tiếp cận công lý, giảm các thủ tục và chi phí không cần thiết cho các đương sự, đặc biệt là những đương sự ở các khu vực xa trung tâm hay khu vực nông thôn; hỗ trợ thẩm phán, bất kể ở khu vực địa lý nào, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn; hỗ trợ bộ phận quản lý hành chính Tòa án thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được dễ dàng hơn.
Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông
Lập pháp

Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông

Vừa qua, Quốc hội Australia đã chính thức thông qua Dự luật Đàm phán truyền thông, buộc các nền tảng số toàn cầu trả tiền nếu muốn hiển thị nội dung tin tức của nước này. Văn bản pháp lý trên từng gây ra cuộc chiến căng thẳng giữa xứ sở kangaroo và ông lớn Facebook, sẽ là luật tiên phong về vấn đề này trên thế giới, là cơ sở để các nước hoạch định các luật tương tự. Nó đưa Australia trở thành quốc gia đầu tiên mà "trọng tài Chính phủ" sẽ đặt ra mức phí mà các gã khổng lồ công nghệ phải trả nếu quá trình đàm phán với các công ty truyền thông thất bại.
Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ
Lập pháp

Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ

Mặc dù quê hương của những mạng xã hội nổi tiếng bậc nhất thế giới như Google, Facebook hay Twitter… là nước Mỹ, nhưng không phải các nền tảng công nghệ trên “muốn làm gì thì làm”. Bởi hoạt động của họ phải tuân theo rất nhiều quy định pháp luật mà các nhà lập pháp xứ sở cờ hoa đưa ra nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của môi trường ảo có khả năng kết nối không giới hạn này, nhất là việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và nỗ lực thay đổi Điều 230 trong Luật về Chuẩn mực truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ các mạng xã hội khỏi những vụ kiện về nội dung.
Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là
Lập pháp

Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là

Cuộc tranh cãi giữa Chính phủ Australia và mạng xã hội đình đám Facebook xung quanh vấn đề phí tin tức đang làm nổi lên chủ đề làm thế nào để các quốc gia kiểm soát tin tức của mình trên các mạng truyền thông xã hội khi mà số người dùng rất lớn, có sự kết nối với nhau vô cùng mạnh mẽ và tạo ra quyền lực chưa từng có cho những nền tảng này. Việc bảo vệ lợi ích của người dùng cũng như tránh những tác động tiêu cực từ các mạng xã hội là nhiệm vụ mà các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới luôn chú trọng.
Chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư
Lập pháp

Chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư

Trong bối cảnh hoạt động kinh tế - xã hội đang ngày càng được thực hiện nhiều trên môi trường mạng, tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư càng được công nhận. Theo UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển), hiện có khoảng 128/192 quốc gia trên toàn thế giới đã và đang đưa vấn đề trên vào hệ thống luật pháp của mình.
Thụy Sỹ: Đáp ứng bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế
Lập pháp

Thụy Sỹ: Đáp ứng bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế

Ở Thụy Sỹ, Luật Bảo vệ dữ liệu liên bang là cơ sở pháp lý chính điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Mới đây nhất, ngày 25.9.2020, dự thảo sửa đổi luật này đã được hai viện của Quốc hội thông qua, kết thúc quá trình cân nhắc 3 năm, bắt đầu vào tháng 9.2017 khi dự thảo lần đầu tiên được trình. Tuy nhiên, luật mới sẽ còn phải qua trưng cầu dân ý và Hội đồng Liên bang vẫn chưa xác định ngày bắt đầu có hiệu lực, nhưng dự đoán sớm nhất vào năm 2022.
Singapore: Luật mới để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Lập pháp

Singapore: Luật mới để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Ngày 2.11.2020, Quốc hội Singapore đã thông qua dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Kiểm soát thư rác. Đây là động thái mới nhất của đảo quốc sư tử trong việc cập nhật, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến tăng cường bảo đảm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân.