Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chính phủ vỡ nợ vào tháng 6

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo với Quốc hội hôm 1.5 rằng Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1.6, nếu các nhà lập pháp không nâng trần nợ công trước thời điểm đó và ngăn điều có thể trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Chính phủ có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1.6 -0
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AP

Thời điểm vỡ nợ đến sớm hơn

Trong một bức thư gửi lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện, bà Yellen kêu gọi các lãnh đạo Quốc hội “bảo vệ niềm tin và uy tín hoàn toàn của nước Mỹ bằng cách hành động càng sớm càng tốt” để giải quyết giới hạn 31,4 nghìn tỷ USD đối với thẩm quyền vay hợp pháp của nước này. Bà nói thêm rằng không thể dự đoán chính xác ngày nào nước Mỹ sẽ cạn kiệt tiền mặt.

 “Chúng tôi đã học được từ những bế tắc về giới hạn nợ trong quá khứ rằng việc chờ đợi đến phút cuối cùng để đình chỉ hoặc tăng giới hạn nợ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, tăng chi phí vay ngắn hạn cho người nộp thuế và tác động tiêu cực đến xếp hạng tín dụng của Mỹ”, bà Yellen nói trong thư.

Cũng trong ngày 1.5, Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã báo cáo rằng họ cũng nhận thấy nguy cơ cao về khả năng Mỹ sẽ cạn kiệt tiền mặt vào đầu tháng 6. Giám đốc Văn phòng Phillip L. Swagel cho biết do các khoản thu thuế ít hơn mong đợi trong mùa khai thuế này nên các biện pháp đặc biệt của Bộ Tài chính sẽ mất tác dụng sớm hơn chúng tôi dự kiến ​​trước đây”.

Theo dự báo trước đó, chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ vào khoảng ngày 5.6, nhưng bà Yellen cho rằng điều này có thể xảy ra sớm hơn do một số yếu tố biến động trong các khoản thu chi ngân sách liên bang, khiến "không thể dự đoán chính xác thời điểm Bộ Tài chính không có khả năng thanh toán hóa đơn của chính phủ". Bộ trưởng Yellen cũng hối thúc quốc hội hành động nhanh chóng để nâng trần nợ công.

Sau khi Mỹ chạm giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD vào ngày 19.1, Bộ trưởng Yellen đã gửi một lá thư cho các lãnh đạo Quốc hội, nói rằng cơ quan của bà đã bắt đầu sử dụng "các biện pháp đặc biệt" như tiếp tục thanh toán nợ, trợ cấp liên bang và thực hiện các khoản chi tiêu khác bằng cách sử dụng các biện pháp quản lý tiền mặt đặc biệt để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Kho bạc cho biết hôm 1.5 rằng họ có kế hoạch tăng khoản vay hàng quý từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, ngay cả khi chính phủ liên bang sắp vi phạm giới hạn nợ. Mỹ có kế hoạch vay 726 tỷ USD mỗi quý. Con số này cao hơn 449 tỷ USD so với dự kiến ​​vào tháng 1, do số dư tiền mặt đầu quý thấp hơn và dự đoán về số tiền thuế thu nhập thấp hơn dự kiến ​​và chi tiêu cao hơn.

Tổng thống và lãnh đạo Quốc hội sẽ họp khẩn cấp

Cảnh báo mới của Bộ trưởng Tài chính buộc Tổng thống Joe Biden kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội vào 9.5, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, thành viên đảng Cộng hòa.

Ông Biden đã gọi cho ông McCarthy, người đang ở Jerusalem, cũng như lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell để sắp xếp cuộc họp.

Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát và Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đang bất đồng về dự luật nâng trần nợ công, đặc biệt là các điều kiện kèm theo mà phe Cộng hòa muốn chính phủ Mỹ phải thực hiện để tránh tình cảnh vỡ nợ.

Hạ viện Mỹ tuần trước thông qua dự luật tăng 1,5 nghìn tỷ USD trong trần nợ công, nhưng kèm các điều khoản cắt giảm chi tiêu 4,5 nghìn tỷ USD. Dự luật sẽ cắt giảm ngân sách chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và các khoản khác, trong đó có ưu đãi thuế đối với năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng xanh.

Tuy nhiên, Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã tuyên bố sẽ không thông qua dự luật này. Nếu lưỡng viện Quốc hội không thể đàm phán để thông qua một dự luật chỉnh sửa trước ngày 1.6, chính phủ Mỹ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa từng có khi không thể thanh toán được một số hóa đơn.

Ông Biden tuyên bố không chấp nhận đàm phán điều kiện để tăng trần nợ công, nhưng sẽ thảo luận về việc cắt giảm ngân sách sau khi trần nợ mới được thông qua. Quốc hội Mỹ thường kết hợp việc tăng trần nợ với các biện pháp chi tiêu và ngân sách khác.

Hồi năm 2011, cuộc chiến trần nợ tương tự đã đưa nước Mỹ đến bờ vực vỡ nợ và khiến xếp hạng tín dụng hàng đầu của đất nước bị hạ bậc. Lần này, các cuộc đàm phán được cho là có thể còn khó khăn hơn.

Nhà phân tích ngân sách Shai Akabas tại Trung tâm Chính sách lưỡng đảng cho rằng nguy cơ vỡ nợ trong vòng vài tuần "không phải tình cảnh phù hợp với quốc gia được coi là nền tảng của hệ thống tài chính và chỉ làm tăng thêm sự bất định với nền kinh tế vốn đã trải qua nhiều biến động".

Cuộc chiến trần nợ của Mỹ có thể sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới, với các chương trình phúc lợi như an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe chiếm phần lớn nhất trong ngân sách và dự kiến tăng lên đáng kể khi dân số già đi.

Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.