Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bảo đảm tính thống nhất và minh bạch

Có khoảng trống giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật Hình sự hiện hành khi trường hợp người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không nằm trong nhóm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ vừa không bị xử lý hình sự, vừa không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện đã khắc phục được bất cập này, song theo nhiều chuyên gia, vẫn cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của pháp luật.

Lấp đầy khoảng trống pháp luật

Bất cập này xảy ra do theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên, trong đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh nằm trong 4 nhóm tội (xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; xâm hại sở hữu; xâm phạm an toàn công cộng; tội phạm về ma túy). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 95, Bộ luật Hình sự hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong một số trường hợp. Nói cách khác, chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại Bộ luật Hình sự có sự điều chỉnh mạnh mẽ, thay vì bị xử lý hình sự trong các vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì chủ yếu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, hoặc các biện pháp xử lý khác. 

Tuy nhiên, với quy định tại Điều 90 và Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được áp dụng với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Tương tự, điều kiện này cũng được áp dụng để xem xét đưa người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đưa vào trường giáo dưỡng.

Dẫn các quy định nêu trên tại Bộ luật Hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thạc sỹ Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, đã làm phát sinh bất cập, khi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không thuộc 28 tội trong 4 nhóm tội tại Điều 12, Bộ luật Hình sự thì vừa không bị xử lý hình sự, vừa không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Để khắc phục hạn chế này, Phó Vụ trưởng Lê Thị Vân Anh nhận thấy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý hành chính đã sửa đổi quy định tại Điều 92 Luật hiện hành, giúp lấp đầy khoảng trống pháp luật trong xử lý hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ảnh minh họa Nguồn: ITN
Ảnh minh họa

Nguồn: ITN 

Thiếu minh bạch, rõ ràng

Theo quy định tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba sẽ được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nhưng theo TS. Nguyễn Ngọc Bích, Phó Trưởng bộ môn Luật Hành chính, Khoa Pháp luật hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, quy định này tại dự án Luật chưa phù hợp với các quy định tại Bộ luật Hình sự về 4 tội danh (trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng và đánh bạc).

TS. Nguyễn Ngọc Bích cho biết, theo các quy định về 4 tội danh này tại Bộ luật Hình sự, nếu cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ được coi là một trong những dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Hay nói cách khác, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu vi phạm 2 lần trở lên trong 6 tháng đối với cùng một hành vi vi phạm chỉ được xem xét áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính nếu hành vi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi dưới ngưỡng quy định xử lý hình sự).

Tại Khoản 53, Điều 1, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định sẽ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi có hai lần bị xử lý vi phạm hành chính trong 6 tháng với hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp… Với hành vi này, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng sẽ được xem xét khi có một trong các quyết định về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này khiến nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến và một số chuyên gia pháp lý băn khoăn. Bởi, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tiếp tục thủ tục tố tụng hình sự với bị can khi có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Việc sử dụng cụm từ “có một trong các quyết định về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự” tại quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo Phó Vụ trưởng Lê Thị Vân Anh, sẽ gây ra sự thiếu minh bạch, rõ ràng trong quá trình áp dụng.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật hiện hành nhằm khắc phục trường hợp người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nằm trong nhóm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vừa không bị xử lý hình sự, vừa không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Nhưng trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật này thời gian tới sẽ cần tiếp tục rà soát các bộ luật, luật liên quan để tránh bỏ sót những điểm trống pháp lý, thiếu thống nhất hoặc quy định chưa minh bạch, rõ ràng.

Xây dựng luật

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh : Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm luật này "mở ra" nhưng không "khép lại" ở luật khác

Cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định cụ thể tại dự thảo Luật về quy mô dự án đầu tư mới trong phát triển công nghiệp dược được áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt; đồng thời, đề nghị, Chính phủ xử lý vấn đề này tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) để bảo đảm luật này mở ra nhưng không khép lại ở luật khác.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc
Xây dựng luật

Chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu kiện phức tạp

Làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, thực hiện chuẩn bị kỹ lưỡng đối với mỗi dự án đầu tư, xây dựng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp
Xây dựng luật

Thực hiện tốt hơn việc kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Nguyên nhân của việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là bởi số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp. Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình giữa các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.