Luật - Những điểm mới: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã bổ sung quy định chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn của địa phương.

Mở rộng phạm vi chủ thể ủy quyền và chủ thể nhận ủy quyền

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã dành riêng một chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, với nhiều điểm mới. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín.

avatar
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng trình bày những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025

Cụ thể, Luật quy định 7 nguyên tắc phân định thẩm quyền, như xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là, bảo đảm phù hợp khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm kiểm soát quyền lực; trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…

Đồng thời, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật bổ sung quy định: “Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương”.

Luật quy định rõ các yêu cầu, điều kiện của việc phân quyền. Theo đó, việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội. Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Luật quy định một số điểm mới trong phân cấp, đó là quy định rõ chủ thể phân cấp và chủ thể nhận phân cấp. Quy định trách nhiệm của cơ quan phân cấp trong việc bảo đảm các điều kiện để thực hiện việc phân cấp.
Cơ quan nhận phân cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan phân cấp về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Không được phân cấp tiếp nhiệm vụ, quyền hạn mà mình nhận phân cấp. Quy định về việc điều chỉnh thủ tục hành chính trong trường hợp thực hiện phân cấp.

So với Luật năm 2015, Luật có các điểm mới về ủy quyền như, làm rõ và mở rộng phạm vi chủ thể ủy quyền và chủ thể nhận ủy quyền. Quy định rõ yêu cầu của việc ủy quyền (ủy quyền phải bằng văn bản của cơ quan ủy quyền; văn bản phải quy định rõ nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền). Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ ủy quyền. Quy định việc sử dụng con dấu và hình thức văn bản khi thực hiện nhiệm vụ ủy quyền, việc điều chỉnh thủ tục hành chính trong trường hợp thực hiện ủy quyền.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy:

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có nhiều điểm mới song vẫn bảo đảm phù hợp quy định tại Hiến pháp 2013. Theo đó, các đơn vị hành chính vẫn đang duy trì 3 cấp, gồm: tỉnh, huyện, xã. Các quy định về tổ chức HĐND, UBND, cấp chính quyền địa phương thì vẫn bảo đảm phù hợp quy định của Hiến pháp.

Vừa rồi, Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu, tiếp tục nghiên cứu bỏ cấp huyện. Kết quả nghiên cứu sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện, thì chắc chắn là phải tính đến sửa Hiến pháp. Vì Điều 110 của Hiến pháp đã quy định về việc phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có cấp huyện.

Trong trường hợp sửa Hiến pháp, thì việc sửa đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Hiến pháp. Cùng với sửa đổi Hiến pháp thì phải điều chỉnh các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhất là liên quan cấp hành chính, chính quyền; điều chỉnh lại quyền hạn, nhiệm vụ các cấp chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp. Đây là những vấn đề các cơ quan đang trong quá trình nghiên cứu, khi nào có chỉ đạo, chủ trương chính thức sẽ thông tin đến các cơ quan thông tấn báo chí.

H. Ngọc ghi

Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm

Thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa HĐND và UBND cùng cấp.

Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân Chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân Chủ tịch UBND. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng khái quát, tập trung vào các lĩnh vực về tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động kiểm tra, giám sát... bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 11 của Luật cũng như tính ổn định lâu dài của luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật như: không quy định Chủ tịch UBND đầu nhiệm kỳ là đại biểu HĐND; bổ sung quy định về trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND, khuyết Thường trực HĐND; bổ sung quy định về tạm đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó Ban của HĐND…

Luật cũng quy định khái quát cơ cấu tổ chức của UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên; giao Chính phủ quy định cụ thể; các nội dung và hoạt động của UBND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì cuộc họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về cuộc họp của UBND, trách nhiệm của Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu). Quy định rõ các nội dung UBND phải thảo luận và quyết nghị, những nội dung UBND có thể ủy quyền cho Chủ tịch UBND quyết định.

Luật quy định một số nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính, điều kiện thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
So với Luật năm 2015, Luật vừa được Quốc hội thông qua đã quy định theo hướng khái quát về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và giao Chính phủ quy định cụ thể về việc xây dựng, lấy ý kiến cử tri, khảo sát, thẩm định đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, bảo đảm tính linh hoạt và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Kế thừa quy định của Luật năm 2015, Luật tiếp tục quy định: “Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật này, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống pháp luật đang tồn tại nhiều vướng mắc, không bảo đảm tính thống nhất với các nguyên tắc tại Luật này, Luật đã quy định về điều khoản chuyển tiếp theo hướng: Đối với các luật chuyên ngành chưa phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền tại Luật này, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, phải tiến hành rà soát và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Để kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Chính trị

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến
Chính trị

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến

Tỉnh Tuyên Quang có thể nghiên cứu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét, có cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến, có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước. Nghiên cứu phát triển Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Công viên lịch sử cách mạng, là trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, gắn với phát triển du lịch của cả nước; nâng cấp, trùng tu, xây mới các công trình (Khu di tích Lán Nà Nưa, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội, các cơ quan Trung ương...) để quần thể này trở thành một bảo tàng sống.

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Chủ tịch nước Lương Cường trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng lực lượng Dân quân tự vệ
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam

* Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Chiều 26.3, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28.3.1935 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Lễ kỷ niệm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực

Sáng 26.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa có buổi làm việc với lãnh đạo 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.