Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Bảo đảm các hợp tác xã tiếp cận được nguồn lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, so với Luật Hợp tác xã năm 2012, dự thảo Luật lần này đã có nhiều thay đổi căn cốt khi đưa ra những chính sách hỗ trợ các hợp tác xã có nguồn lực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, cần tiếp tục cụ thể hóa 8 nhóm chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt là các quy định về tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường tín dụng, các chính sách ưu đãi về thuế, phí, bảo hiểm… nhằm bảo đảm các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận được nguồn lực.

Làm rõ tiêu chí thụ hưởng chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã

Báo cáo một số vấn đề lớn liên quan đến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) của Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã rà soát và chỉnh lý các quy định về nguyên tắc, tiêu chí và nguồn vốn thực hiện chính sách của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong đó khẳng định, một trong những nguyên tắc thực hiện chính sách là thống nhất triển khai theo Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ, không thấp hơn chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; làm rõ tiêu chí thụ hưởng chính sách của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Về bảo hiểm xã hội, hiện nay qua tổng kết hợp tác xã rất nhiều năm qua, thì nguyện vọng thiết tha, cháy bỏng của cán bộ quản lý và nhân viên của hợp tác xã mong muốn khi nghỉ hưu, tức là không còn sức lao động, thì được hưởng lương hưu. Đây là chính sách trong Nghị quyết 28 của Trung ương về bảo hiểm xã hội đa tầng của Việt Nam, đối với trường hợp nào thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong dự thảo Luật này cũng nên quy định hoặc quy định cách thức thành viên và người lao động làm việc thường xuyên, có nhận tiền công, tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhất là đội ngũ giám đốc, phó giám đốc, kế toán, nhân viên hưởng lương thường xuyên. Nên chăng cũng quy định cách thức và chế độ hỗ trợ thành viên của các hợp tác xã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm xã hội tự nguyện này để hình thành bảo hiểm xã hội đa tầng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ 

Đồng thời, điều chỉnh các nội dung về 8 chính sách từ 1 điều tại dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội thành 8 điều (từ Điều 20 đến Điều 27 dự thảo Luật) quy định riêng về nội dung từng chính sách, rà soát các quy định bảo đảm phù hợp và thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16.6.2022 tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW), phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết đối với từng nội dung chính sách nhằm bảo đảm tính khả thi, đưa chính sách đi vào cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, so với luật cũ thì dự thảo Luật lần này có nhiều tiến bộ trong việc cụ thể hoá nội dung 8 chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW. Mặc dù vậy, một số quy định vẫn đang dừng lại "như chủ trương của Nghị quyết" và "nếu để ở dưới làm được thì thực tế sẽ rất khó". Nêu vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo rà soát lại các dự thảo nghị định đối với các chính sách của Nhà nước, chắt lọc một số việc lớn có thể đưa vào trong dự án luật có tính chất cụ thể hơn nhằm luật hóa những nội dung này ngay trong dự thảo Luật, sau đó Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể hơn. Đơn cử, đối với chính sách tiếp cận vốn và bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là những chính sách hết sức cần thiết đối với hợp tác xã và hiện còn đang rất vướng mắc. Do đó, quy định về nội dung này cần được thiết kế cụ thể hơn nữa.

Cụthể hơn các chính sách về tiếp cận vốn, bảo hiểm  

Thực tế, hoạt động của các hợp tác xã thời gian qua cho thấy, các tổ chức kinh tế tập thể gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2020 của các ngân hàng, có đến hơn 2/3 các ngân hàng có dư nợ cho vay hợp tác xã chiếm tỉ lệ dưới 0,1%, chỉ có 4 ngân hàng (Agribank, Sacombank, VietinBank và Eximbank) có tỉ lệ dư nợ cho vay hợp tác xã đạt trên 0,1%. Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng sau khi Luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nên chăng trong dự thảo Luật cần quy định theo hướng: các ngân hàng thương mại cho các chủ thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay vốn tín dụng thương mại theo quy định pháp luật hiện hành trên cơ sở xem xét, đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả dự án sản xuất, kinh doanh, kể cả về năng lực tài chính và hiệu quả của dự án.

Có thể quy định một số điều kiện tương đối cụ thể trong dự thảo Luật, như những tổ hợp tác, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã có những tài sản hình thành sau đầu tư (nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt...) thì có thể được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn; hay tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng giá trị tài sản hình thành từ quỹ chung mang tên riêng để bảo đảm an toàn cho số vốn cần vay. Gợi mở điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu thực tế, “chính sách hiện hành nói là vay 500 triệu không phải thế chấp nhưng thực chất không vay được, ngân hàng bao giờ cũng lo rủi ro nên phải có tài sản đảm bảo”. 

Điều 26 dự thảo Luật quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội cho thành viên là cá nhân và người lao động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chuyển giao một số công trình kết cấu hạ tầng của Nhà nước phục vụ lợi ích chung của cộng đồng cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng theo quy định của pháp luật… Đánh giá Điều 26 là một "tiến bộ rất lớn" của dự thảo lần này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã đầu tư kết cấu hạ tầng, sau đó hợp tác xã được dùng tài sản kết cấu hạ tầng này làm tài sản thế chấp để vay vốn; đồng thời đề nghị, rà soát lại Điều 26, theo đó, "không phải tất cả tài sản ở Điều 26 đều có thể được dùng để thế chấp, nhưng một số tài sản hoàn toàn có thể thế chấp vay vốn".

Theo khoản 4, Điều 23 dự thảo Luật, Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong một số lĩnh vực nông nghiệp tại một số địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nên nghiên cứu để lấy một số quy định trong khi Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp để đưa vào dự thảo Luật và nếu có bảo hiểm ngư nghiệp nữa thì càng tốt, vì lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp hiện nay là rất cần thiết. “Việc tham gia bảo hiểm rủi ro chúng ta đã có nghị định rồi thì luật hóa vào đây một số nội dung để có tính pháp lý cao hơn”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, tiếp tục hoàn thiện các quy định để thể chế hóa đầy đủ 8 nhóm chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, bảo đảm khả thi, hiệu quả, bảo đảm các chính sách đi vào cuộc sống, đặc biệt là quy định về tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường tín dụng, các chính sách ưu đãi về thuế, phí, bảo hiểm…

Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về một số dự án luật liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phạm Thanh Phương chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn
Quốc hội và Cử tri

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn

Tiến hành khảo sát thực tế trong buổi giám sát, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường yêu cầu Sở Giao thông Vận tải sửa chữa ngay tuyến đường Hoàng Văn Bổn và cấm phương tiện trọng tải trên 5 tấn lưu thông để mang lại sự an toàn, yên tâm cho Nhân dân.

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào 3 dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV gồm: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Nhiều kiến nghị có giá trị trong việc lấy ý kiến góp ý 3 dự án Luật liên quan đến thuế của Đoàn ĐBQH Đồng Nai
Quốc hội và Cử tri

Nhiều kiến nghị có giá trị trong việc lấy ý kiến góp ý 3 dự án Luật liên quan đến thuế của Đoàn ĐBQH Đồng Nai

Chiều 9.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tiếp tục tổ chức hội nghị lấy ý kiến 3 dự án Luật gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.