Bài cuối: Phải thật sự là cuộc chỉnh đốn mang tầm tư tưởng, thấm đẫm chính trị nhân văn bằng thượng tôn pháp luật và kỷ luật

TS. NHỊ LÊ- Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Mâu thuẫn thứ tư trong tối thiểu 7 loại mâu thuẫn chủ yếu cần kíp giải quyết hiện nay, đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu đột phá, tạo bước chuyển biến có tính động lực trong phòng, chống gắn chặt nâng cao đồng bộ chất lượng lãnh đạo và quản trị kinh tế - xã hội đất nước bằng và bởi luật pháp với sự nghểnh ngảng, thậm chí né tránh, sợ hãi trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, lợi ích nhóm.

Bài cuối: Phải thật sự là cuộc chỉnh đốn mang tầm tư tưởng, thấm đẫm chính trị nhân văn bằng thượng tôn pháp luật và kỷ luật -0
Nguồn: ITN

Luật pháp - con đường tốt nhất, ngắn nhấtkhắc chế hệ lụy của suy thoái

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ chặt chẽ với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội. Suy thoái về tư tưởng chính trị, trực tiếp là đạo đức, lối sống cùng với tệ quan liêu, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội với đủ loại cạm bẫy… là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nếu không được chữa trị, tất sa vào tham nhũng, cơ hội, đầu hàng đủ loại. Đến lượt chúng, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đủ loại làm trầm trọng hơn sự suy thoái tư tưởng chính trị, thúc đẩy “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” nhanh và nguy hiểm hơn.

Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những nguyên nhân dẫn tới trộm cắp, tham nhũng. Lãng phí là cái “ô” để tham nhũng núp bóng và là “lô cốt” để tham nhũng cố thủ và hoành hành, mà bắt đầu từ tiêu cực, hủ bại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Tham nhũng là một loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiển cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tham nhũng và tiêu cực (…) có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực”(11). Khi lún sâu vào tham nhũng, hủ bại, cán bộ, đảng viên càng xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, càng ngập trong sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hủ bại, lâm vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí phản bội Nhân dân và phản bội Đảng.

Do đó, vừa khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, vừa khép kín những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội - điều kiện và môi trường để cán bộ, đảng viên có thể sa vào tiêu cực, tham nhũng, lãng phí - mầm mống nảy sinh tình trạng cát cứ, khép kín, cục bộ, chủ nghĩa phường hội, nhóm lợi ích và lợi ích nhóm; đồng thời, tích cực tạo bước chuyển biến cần thiết và đủ mạnh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng và bởi luật pháp là con đường tốt nhất và ngắn nhất để khắc chế những hệ lụy của sự suy thoái, hủ bại trên bình diện tư tưởng, lý luận và đạo đức hiện nay.

Mâu thuẫn thứ năm là giữa sự đòi hỏi về tính dẫn dắt của người đứng đầu các cấp, sự linh hoạt và đa dạng trong đấu tranh với sự tha hóa của không ít người đứng đầu, sự đổi mới chậm chạp, thậm chí đơn điệu, nghèo nàn của việc công tác giáo dục trong Đảng và  sự trì trệ, thậm chí buông lỏng tự rèn luyện và chống chủ nghĩa cá nhân…

Đối tượng tác động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà các thế lực thù địch hướng tới rất đa dạng, nhất là những đảng viên, cán bộ cấp chiến lược. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là một trong những nhân tố quan trọng trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải làm gì trước trọng sự này? Câu trả lời xác đáng dường như đang ở phía trước.

Nhưng, để đánh bại, quét sạch chúng thì làm gì? Không thể lấy sự hô hào suông dù mạnh mẽ tới đâu, hay kinh nghiệm dù tốt đến mấy của quá khứ để thay thế cho sự nghèo nàn về tầm nhìn và do dự của hành động một cách thiếu khôn ngoan, chưa ngang tầm về văn hóa. Chưa khi nào như hiện nay, kỷ luật và pháp luật trực tiếp làm nên và phát triển đạo đức chính trị.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên giữ trọng trách suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, vi phạm nguyên tắc Đảng... là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, vậy thì công tác tư tưởng, lý luận sẽ làm như thế nào? Các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội có quyền chất vấn và khi cần thiết bảo lưu ý kiến và đề nghị lên cấp trên về các cán bộ, đảng viên khi được Đảng giới thiệu để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào các cơ quan này. Định kỳ bỏ phiếu tín nhiệm và chế tài xử lý hệ lụy các chức danh do Nhân dân bầu cử.

Thực tế đòi hỏi, để làm trong sạch hóa môi trường tư tưởng, tinh thần xã hội, cần bắt đầu trước hết và quyết định từ đội ngũ người đứng đầu các cấp của hệ thống chính trị và kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực. Tiêu cực là ngọn nguồn dẫn tới tham nhũng, quan liêu. Thực tiễn đang không ít nhức nhối trên phương diện này. Hơn ai hết, những người đứng đầu tiên phong nêu gương thực thi các Quy định về nêu gương, tự rèn luyện, tự khép mình vào kỷ luật, tự biết xấu hổ khi không chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tự cảnh tỉnh về tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, phải có trách nhiệm giải trình, thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp, đối thoại với công dân; tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề do Nhân dân phát hiện, phản ánh, nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bất kỳ đảng viên, cán bộ nào cũng luôn nên nhớ: “ Lưới giời lồng lộng”, “Tiền vua có thần, tiền Dân có ma” để tự cảnh giới mình về đạo đức, tham nhũng, hủ bại, cạm bẫy vật chất cám dỗ, sự tha hóa, thoái hóa quyền lực được giao phó hoặc được ủy thác... Đó là trách nhiệm chính trị và cũng là liêm sỉ cá nhân, đạo đức tối thiểu của người lãnh đạo, quản lý các cấp. Không như vậy, không thể lãnh đạo được ai, quản trị được gì và nhất định phải bị đào thải trước khi tự đào thải chính mình.

Các vụ đại án tham nhũng, ăn cắp quốc khố 5 năm qua đã cảnh báo “vũng bùn vùi chết người đứng đầu” và chúng ta không thể lùi bước. Các đảng viên vi phạm pháp luật phải bị xử lý nặng hơn những viên chức không phải là đảng viên vi phạm pháp luật cùng mức độ. Trừng trị thật nghiêm khắc những phần tử tiêu cực, tham nhũng, chống đối và kêu gọi lật đổ chế độ, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các đoàn thể chính trị - xã hội và chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ.

Các cấp ủy, chính quyền các cấp, đoàn thể quần chúng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và đoàn thể mình, trước hết tẩy trừ tâm lý “cán bộ là việc Nhà nước giữ, đảng viên là việc Đảng lo”, thúc thủ, cầm chừng; cổ vũ sự giám sát đảng viên, cán bộ bên ngoài ở mọi lúc, mọi nơi; xây dựng bầu không khí đạo đức xã hội, cộng đồng trong lành. Đặc biệt đổi mới thể chế bảo vệ chặt chẽ Nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát, phát hiện, tố cáo cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống và tất cả các mặt khác, ở nơi công tác và nơi cư trú; nâng cao trách nhiệm đoàn kết xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền...

Chủ động bịt "kẽ hở", “điểm yếu” bằng cơ chế kiểm soát, phòng ngừa hữu hiệu

Mâu thuẫn thứ sáu là giữa yêu cầu chủ động, đồng bộ và thống nhất đấu tranh hiệu quả trong phòng, chống với những khiếm khuyết và chưa tương dung của cơ chế kiểm soát quyền lực trước hết về tư tưởng, nâng cao công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ người đứng đầu trên phương diện này.  

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng cùng với xử lý hệ lụy và hậu quả những vấn đề hiện hữu, hơn lúc nào hết, phải đổi mới như thế nào về tầm nhìn, về khả năng dự báo, kịp thời phát hiện, khắc phục những “cục nghẽn mạch” về tư tưởng và tổ chức khi chúng mới manh nha?

Thực hành dân chủ rộng rãi, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong Đảng gắn chặt với siết chặt kỷ luật tự giác của Đảng. Xây dựng và phát triển bầu không khí đạo đức chính trị lành mạnh trong Đảng, Nhà nước và xã hội. Uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng chính trị, nhất là những biểu hiện dao động dễ bị những phần tử xấu kích động, lôi kéo; phê phán, kỷ luật nghiêm khắc những đảng viên coi thường nghị quyết của Đảng, nói một đường làm một nẻo, vô cảm trước Nhân dân, thậm chí coi thường Nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa biến chất, nhất là về đạo đức, những phần tử cơ hội, bất mãn, những người gây mất đoàn kết nội bộ Đảng, cố ý bội nhọ, phủ nhận (dưới mọi hình thức) Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.

Trong kiểm tra, giám sát, việc lắng nghe và tôn trọng dư luận của quần chúng, thành tâm tiếp nhận ý kiến của Mặt trận, thực sự coi trọng phát hiện các nhân tố tích cực, giúp cấp ủy tổng kết, rút ra những kinh nghiệm hay, bài học chưa thành công với việc tuân thủ vô điều kiện kỷ luật và thượng tôn pháp luật một cách có tính tư tưởng là như thế nào? Chủ động phòng ngừa, phòng, chống suy thoái với và đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là hai mặt của vấn đề có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng chủ động phòng ngừa từ xa, từ sớm là như thế nào? Phải tiên lượng và đi trước nhiều bước ra sao quyết không thể đợi “cháy nhà mới chữa cháy” nếu không muốn thất bại cả hai?

Cần thiết nhấn mạnh, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phải thật sự là cuộc chỉnh đốn mang tầm tư tưởng và thấm đẫm chính trị nhân văn bằng thượng tôn pháp luật và kỷ luật thượng tôn, trước hết đối với những người đứng đầu, chính là nâng cao chất lượng chủ động phòng ngừa một cách thật sự hiệu quả. Kỷ luật nghiêm những người vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, mất đoàn kết, cục bộ bản vị, cá nhân chủ nghĩa... không “đặc quyền đặc lợi”, không “vùng cấm”, không trừ một ai, một cấp nào; đồng thời, xử lý thật nặng thực sự làm gương pháp quyền đối với những người giữ chức vụ trong Đảng và bộ máy hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, nếu vi phạm kỷ luật, pháp luật hơn nhiều lần cán bộ, đảng viên không giữ chức vụ. Pháp luật sẽ là phương tiện chỉnh đốn tư tưởng và đạo đức, góp phần làm nên đạo đức tôn trọng và tuân thủ pháp quyền.

Đến lượt đội ngũ mang trọng trách kiểm tra, giám sát trước hết và sau cùng phải gồm những người trung chính, kỷ cương nhưng có tư tưởng, hành xử “quốc pháp vô thân”, thấm đẫm dân chủ và nhân văn. Điều đó làm nên sức mạnh của kỷ cương và tính nghiêm của kỷ luật thật sự bền vững. Không sửa đổi từ cái gốc này nhất định công tác kiểm tra, giám sát sẽ trở nên lệch lạc, thậm chí phản tác dụng.

Hơn lúc nào hết, kiên trì phương châm: Phát huy dân chủ, tự do sáng tạo và đề cao trách nhiệm chính trị cá nhân gắn với trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội; và kiên định nguyên tắc: Khắc phục và chấm dứt tình trạng người có tư tưởng thì không được tham mưu, quyết định và người được tham mưu, quyết định lại không hề có tư tưởng tương xứng, trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và báo chí.

Mâu thuẫn thứ bảy là giữa yêu cầu chủ động đấu tranh phòng, chống, “giữ vững bên trong là chính”, “tự bảo vệ mình là chính” với tâm lý chủ quan, thúc thủ, bị động trong tấn công, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực cơ hội, đầu hàng và thù địch.

Xây dựng hệ thống chính trị, trước hết là xây dựng Đảng và Nhà nước thực sự  trong sạch, vững mạnh; mọi thành viên của các cơ quan, tổ chức có khả năng đề kháng tốt là cơ sở để ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ bên ngoài; đồng thời, chủ động đấu tranh với mọi biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Và, để vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch không thể bằng khẩu hiệu suông, càng không thể khắc phục những thách thức đó chỉ bằng tuyên bố dù đanh thép hay sự khuyên nhủ phải đạo đơn thuần hay bằng lòng tốt nào đó. Phòng bên trong chính là chống từ xa, chống từ ngoài! Mỗi tổ chức đảng trong hệ thống chính trị phải xứng đáng là hạt nhân chính trị trong sạch, vững mạnh; mỗi cơ quan, đơn vị phải chủ động tự phòng ngừa từ sớm, từ xa, “giữ vững bên trong là chính” và mỗi người cần “tự bảo vệ mình trước hết”. 

Việc trước hết, phải cẩn tắc lựa chọn đúng đắn, cắt đặt xác thực người đứng đầu; giữ nghiêm việc bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động bịt các "kẽ hở", “điểm yếu”, nhất là những tử huyệt bằng cơ chế kiểm soát và phòng ngừa hữu hiệu. Tiếp tục đổi mới hệ thống thể chế của Đảng thống nhất với pháp luật của Nhà nước hợp thành cơ chế giám sát, kiểm tra xử lý thật toàn diện, nghiêm ngặt về công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Thực thi định kỳ và bất thường trong toàn hệ thống chính trị nhằm quản lý chặt chẽ từng cán bộ, mọi đảng viên ở nơi công tác, ở khu vực cư trú và nơi đi công tác, nhất là đi công tác ngoài nước; vô hiệu hóa các hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, thay đổi chế độ chính trị của bọn phản động và nâng cao ý thức cảnh giác của Nhân dân.

Tổng rà soát, thanh lọc toàn Đảng đồng bộ với thanh lọc bộ máy hệ thống chính trị một cách thống nhất và chặt chẽ. Đức trị và pháp trị phải là rường mối song hành trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Và, phải nắm lấy sức mạnh của dư luận và công luận trong việc kiểm soát, bảo vệ cán bộ, đảng viên; bao vây và vô hiệu hóa sự chống phá của các thế lực cơ hội, đầu hàng, phản động ẩn náu, luồn lách trong nội bộ cấu kết với bên ngoài và trên lộ trình hội nhập quốc tế.

Không một kẻ thù nào, cho dù nó nham hiểm và hung hãn nhất, có thể tiêu diệt được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ tự tiêu diệt họ, chính họ làm cho họ tự sụp đổ, trước hết hay sau cùng bắt đầu về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.

Việc phòng ngừa, thanh trừ sự suy thoái tư tưởng chính trị, hủ bại, tiêu cực và quét sạch tham nhũng, chuyển hóa, cơ hội, đầu hàng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng, mất còn trong tổng thể xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; là công việc rất cấp bách và đầy thử thách đòi hỏi thực thi thật kiên quyết, kiên trì nhưng phải rất khoa học, công phu, tinh tế, hiệu quả và nhân văn, để tránh những hậu quả và hệ lụy không đáng có.

Lúc này, hơn lúc nào hết, nếu không làm gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân đã là mắc tội thì cam tâm chống phá nền chính trị của Đất nước, đi ngược lại ý nguyện của Nhân dân, quay lưng với đạo lý của Dân tộc, nhất định pháp luật tất nghiêm trị và ắt sẽ không còn chốn để nương thân. 

________

(11) Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 16.

Quốc hội và Cử tri

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất
Ý kiến đại biểu

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về thời hạn hiệu lực của giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước khi Luật có hiệu lực. 

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo
Ý kiến đại biểu

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Khu vực ngoài khơi huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm lý tưởng xây dựng các trang trại điện gió. Ảnh: Phan Tuấn
Ý kiến đại biểu

Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Góp ý một số vấn đề lớn hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: Đối với việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, cần nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA). Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết chuyển dịch xanh, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?
Ý kiến đại biểu

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

HOÀNG MINH HIẾU - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, ĐBQH tỉnh Nghệ An

Bên cạnh các chính sách phát triển điện hạt nhân được quy định tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cần rà soát lại các quy định về nhà máy điện hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử để trong trường hợp cần thiết có thể sửa ngay tại dự thảo luật lần này… Cùng với đó, rà soát xem có nên duy trì quy định “quy hoạch phát triển điện hạt nhân” (khoản 2 Điều 45 Luật Năng lượng nguyên tử) khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.