Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

pct-finh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Bảo đảm tính kịp thời của một nền tư pháp không chậm trễ

Thảo luận tại phiên họp toàn thể sáng 9.11, các ĐBQH đều nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội), với quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì vật chứng vụ án hiện được xử lý như trả lại, tịch thu hay tiếp tục kê biên chỉ có thể áp dụng cả giai đoạn tòa án xét xử. Trừ một số trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định nếu vụ án được đình chỉ tại giai đoạn điều tra, Viện Kiểm sát sẽ quy định nếu của vụ án được đình chỉ tại giai đoạn truy tố.

huu-chinh.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Trong thực tiễn rất nhiều vụ án lớn, có tính chất phức tạp, thời gian điều tra kéo dài, có những vụ kéo dài từ một đến hai năm, thậm chí hơn, đến khi Tòa án giải quyết thì vật chứng là nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện hầu như bị hỏng, không thể sử dụng được và chỉ còn là đống sắt vụn, gây rất lãng phí, thiệt hại lớn cho các bên đương sự. Đặc biệt là các vụ án liên quan đến việc cho vay của ngân hàng thương mại.

Từ đòi hỏi của thực tiễn, đại biểu Nguyễn Hữu Chính cho rằng, việc Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm xử lý vật chứng, tài sản là rất thiết thực, góp phần bảo đảm tính kịp thời của nền tư pháp không chậm trễ và tiết kiệm chi phí cho xã hội. “Cho dù cơ quan nào ra quyết định xử lý vật chứng cũng đều phải dựa trên khung pháp lý của nghị quyết, cũng như những quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với cơ quan đó và phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn và tránh các tranh chấp phát sinh, các ĐBQH cũng đề nghị bổ sung, hoàn thiện thêm một số nội dung cụ thể trong dự thảo Nghị quyết.

Trong đó, về biện pháp nộp tiền bảo đảm để cơ quan tố tụng hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa quy định tại Mục 3.2 của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Hữu Chính lưu ý, khi người bị buộc tội đã nộp đầy đủ số tiền thì họ có quyền lấy lại tài sản đã kê biên, hay nói cách khác họ có quyền sở hữu tài sản của mình. Dự thảo Nghị quyết chỉ giao cho họ có trách nhiệm bảo quản vật chứng là không khuyến khích người bị buộc tội nộp tiền khắc phục hậu quả do mình gây ra và vô tình tước bỏ quyền định đoạt của họ khi tang vật, tài sản đó không dùng để bảo đảm một nghĩa vụ khác.

Mặt khác, trên thực tiễn khi một người bị buộc tội sẽ thường bị áp dụng một số biện pháp như tạm giam, tạm giữ, cấm đi khỏi cư trú. Như vậy, việc giao tài sản cho người đó khai thác là hoàn toàn không khả thi và không phù hợp trong thực tế. Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi điểm c, khoản 2 Điều 3 theo hướng quy định trả lại tài sản khi người bị buộc tội đã nộp tiền ngang với giá trị tài sản thu giữ, kê biên, nếu tài sản đó không phải thực hiện một nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Phải rõ tiêu chí

Tại khoản 3, Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thể cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản thông qua hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các đồng sở hữu mua lại vật chứng, tài sản.

bich-ngoc.jpg
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tán thành với quy định này, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng, vật chứng, tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán hoặc trang thiết bị, phương tiện, vật tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu không tiếp tục được lưu thông trên thị trường, không tiếp tục được khai thác, sử dụng thì sẽ bị giảm hoặc mất giá trị. Tuy nhiên, những trường hợp nêu trên pháp luật chưa có quy định về thẩm quyền cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát được tổ chức bán tài sản do phải chờ phán quyết của Tòa án.

“Điều này dẫn đến các vật chứng, tài sản bị giảm giá trị do ảnh hưởng của thời gian, thời tiết, vừa gây bất lợi cho bị can, bị cáo”. Nhấn mạnh vướng mắc này, đại biểu cho rằng, việc dự thảo Nghị quyết cho thí điểm áp dụng các biện pháp này khi có đủ điều kiện tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa vật chứng, tài sản vào lưu thông trên thị trường, qua đó giúp khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn đảm bảo việc thu hồi tiền thông qua việc bán các loại tài sản.

Nhưng, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng nêu vấn đề, tại khoản 2 Điều 3 quy định đối với vật chứng, tài sản chưa đủ điều kiện để mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật có thể cho nộp tiền bảo đảm. Trong khi, tại khoản 3 Điều 3 quy định cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản thông qua hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật.

Hai biện pháp nêu trên được áp dụng đối với cùng loại vật chứng, tài sản. Do đó, đại biểu đề nghị, cần xác định rõ hơn tiêu chí và điều kiện để được áp dụng biện pháp cho nộp tiền lấy lại tài sản (khoản 2 Điều 3) và cho mua bán, chuyển nhượng tài sản thông qua đấu giá công khai (khoản 3 Điều 3).

phuoc-binh-7429.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Để bảo đảm tính công bằng trong trường hợp này, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, dự thảo Nghị quyết cần quy định việc mua bán, chuyển nhượng tài sản cần thực hiện đấu giá công khai tài sản trong mọi trường hợp. Tức là, sẽ cần bỏ quy định về biện pháp nộp tiền lấy tài sản tại khoản 2 Điều 3. Bởi lẽ, đấu giá công khai tài sản sẽ giúp tránh các trường hợp mua bán không minh bạch và tối ưu hóa giá trị tài sản. "Đây cũng là phương pháp minh bạch, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia cạnh tranh công bằng, đảm bảo thu về giá trị cao nhất từ tài sản", đại biểu nhấn mạnh.

Việc xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm thi hành pháp luật công minh, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Các ĐBQH cho rằng, nếu được triển khai thực hiện, Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đã bước đầu đặt nền móng cho quy trình xử lý này.

dai-bieu-8224.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn và tránh các tranh chấp phát sinh, các đại biểu cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của nhà nước, của người dân, của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, vừa kịp thời khắc phục thiệt hại, khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, các ý kiến tham gia bằng văn bản để tiếp thu, giải trình cụ thể từng nội dung, ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận trong thời gian giữa hai đợt của Kỳ họp thứ Tám để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết với chất lượng cao nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Diễn đàn Quốc hội

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân
Diễn đàn Quốc hội

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân

Sáng nay, 11.11, Quốc hội Khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn, tập trung vào các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực có nhiều vấn đề dư luận, cử tri hết sức quan tâm: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông, nhất là vấn đề giá vàng, cung ứng thuốc và vật tư y tế, hoạt động báo chí trong thời kỳ bùng nổ thông tin và việc cung ứng mạng viễn thông tại vùng sâu, vùng xa. Đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng những cam kết hợp lòng dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” mở lối cho kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng các phiên chất vấn sẽ bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp

Sáng mai, 11.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với ba nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân. Trước thềm phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm như kỳ vọng, có giải pháp giải quyết rốt ráo các tồn tại, hạn chế nổi cộm đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hành trên cả ba lĩnh vực.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Hải Trung phát biểu tại Tổ thảo luận số 1
Diễn đàn Quốc hội

Tránh lãng phí trong quản lý, xử lý vật chứng

Thảo luận tại Tổ 1, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá việc ban hành nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Quan tâm đến nội dung về quy định mua thuốc để bán lẻ tại các nhà thuốc bệnh viện công lập sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội đề nghị, đối với việc mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa thiết yếu khác tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám, chữa bệnh tự quyết định việc mua sắm mà không phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp

Hôm nay, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận về 4 nội dung, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đánh giá cao những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024, song các đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị Chính phủ cần triển khai các giải pháp đồng bộ, đột phá để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là thực hiện hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tránh xảy ra lãng phí về nguồn lực.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".