Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai thảo luận tổ chiều 8.11

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

z6012213996110-ba4df56234eed3c6f010de84ecb495be.jpg
Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh chỉ ra về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật bổ sung Điều 15a), chưa quy định cụ thể cơ chế xác nhận đối với người chuyển tải là người có ảnh hưởng “đã trực tiếp sử dụng sản phẩm” khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ… trên mạng xã hội cũng như chế tài xử lý. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì có quy định phù hợp với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, nhất là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Ảnh: Khánh Duy
z6012213976242-4da4cf48ec519815b5ebd3f9d7ec01c7.jpg
Đại biểu Nguyễn Sỹ Quang đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 tiếp tục rà soát quy định mục tiêu tổng quát để bảo đảm tính bao quát, toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy, làm cơ sở để quy định các mục tiêu cụ thể. Ảnh: Khánh Duy
z6012214010155-e937640a83e31cce600ab5013f82153c.jpg
Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, nên tiếp cận Luật Quảng cáo từ góc độ người tiêu dùng, đề nghị cơ quan chủ trì cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023. Ảnh: Khánh Duy
z6012374779116-e74f9870ebc5ced06114ae848d61b843.jpg
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Đại biểu Quản Minh Cường kiến nghị giao cho một bộ hay một cơ quan chủ quản nào đó chịu trách nhiệm chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về quảng cáo để rõ ràng trách nhiệm. Ảnh: Khánh Duy
z6012374806672-bec3c1d7cf6daeb8d0e25384c337652c.jpg
Về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu Quản Minh Cường kiến nghị bổ sung bộ đội biên phòng được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu tại nội dung các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến 2030: “ Trên 80% cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Hải quan được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu…”. Ảnh: Khánh Duy
z6012374789363-0cc94fa1e53d4c4ca5f11e617501bd1e.jpg
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
z6012408622526-73f6e78e29e440efa1365fe0dce5cd63.jpg
Đại biểu Nguyễn Công Long phản ánh tình trạng trình độ giám định ma túy tổng hợp chưa thực hiện được ở địa phương. Chính vì vậy rất cấp bách trong việc nâng cao năng lực của hệ thống trang thiết bị, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng chống ma túy. Ảnh: Khánh Duy

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Khu vực ngoài khơi huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm lý tưởng xây dựng các trang trại điện gió. Ảnh: Phan Tuấn
Ý kiến đại biểu

Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Góp ý một số vấn đề lớn hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: Đối với việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, cần nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA). Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết chuyển dịch xanh, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?
Ý kiến đại biểu

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

HOÀNG MINH HIẾU - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, ĐBQH tỉnh Nghệ An

Bên cạnh các chính sách phát triển điện hạt nhân được quy định tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cần rà soát lại các quy định về nhà máy điện hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử để trong trường hợp cần thiết có thể sửa ngay tại dự thảo luật lần này… Cùng với đó, rà soát xem có nên duy trì quy định “quy hoạch phát triển điện hạt nhân” (khoản 2 Điều 45 Luật Năng lượng nguyên tử) khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tại hội trường
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện quy định pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất

Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, thảo luận tại hội trường chiều nay (7.11), ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm cơ sở pháp lý cho phát triển điện hạt nhân thành công, đạt hiệu quả cao.

 Cho phép dân đảo bán điện mặt trời mái nhà bằng mức trần của giá mua chuyển tiếp
Ý kiến đại biểu

Cho phép dân đảo bán điện mặt trời mái nhà bằng mức trần của giá mua chuyển tiếp

“Nếu áp dụng cơ chế này, trên đảo Phú Quý cứ 1 MWp khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ tiết kiệm 12 tỷ đồng/năm chi phí phát điện diesel. Như vậy Nhà nước sẽ ít bù lỗ, nhưng người dân vẫn có điện để sản xuất, kinh doanh và làm hậu cứ cho Trường Sa, Nhà giàn DK1”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Cần xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Ý kiến đại biểu

Cần xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Tham gia thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia tại phiên họp sáng nay, 7.11, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Tạo cơ chế xử lý linh hoạt đối với tài sản công và nguồn ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tạo cơ chế xử lý linh hoạt đối với tài sản công và nguồn ngân sách nhà nước

Nhất trí với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của một luật sửa 7 luật lần này, các quy định cơ bản tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, tăng thẩm quyền cho địa phương, tạo cơ chế xử lý linh hoạt hơn đối với tài sản công, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần linh hoạt hơn trong các quy định nhằm giảm gánh nặng về quy trình, thủ tục cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp…; đồng thời, xem xét kỹ lưỡng để tránh tình trạng “tiền trảm, hậu tấu”.

Tăng xử phạt và thời hiệu xử phạt: Cân nhắc mức tăng bảo đảm tương quan chung
Ý kiến đại biểu

Tăng xử phạt và thời hiệu xử phạt: Cân nhắc mức tăng bảo đảm tương quan chung

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Hội trường sáng nay, 7.11, ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) đồng tình tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng về chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp… để bảo đảm tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm. Tuy nhiên, mức tăng như nào thì cần cân nhắc bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả và đối tượng vi phạm, đồng thời, bảo đảm tương quan chung với các lĩnh vực khác.

Tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực
Ý kiến đại biểu

Tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực

Phát biểu tại Hội trường sáng 6.11 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) nhất trí với các đề xuất phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp cho UBND các cấp; nâng hạn mức chuyển tiếp cho các dự án thực hiện trong 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp từ 20% lên 50% kế hoạch đầu tư công trung hạn…

Đại biểu nêu rõ, quy định của pháp luật kiến tạo cho phát triển nhưng cũng phải bảo đảm yêu cầu về quản lý; tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực.

ĐBQH Nguyễn Hải Trung phát biểu tại Tổ thảo luận số 1
Diễn đàn Quốc hội

Tránh lãng phí trong quản lý, xử lý vật chứng

Thảo luận tại Tổ 1, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá việc ban hành nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Quan tâm đến nội dung về quy định mua thuốc để bán lẻ tại các nhà thuốc bệnh viện công lập sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội đề nghị, đối với việc mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa thiết yếu khác tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám, chữa bệnh tự quyết định việc mua sắm mà không phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu.

Đề xuất các giải pháp “gỡ khó” cho các dự án PPP đang vận hành
Ý kiến đại biểu

Đề xuất các giải pháp “gỡ khó” cho các dự án PPP đang vận hành

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu, một số đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để bổ sung vào Luật PPP sửa đổi nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các dự án hạ tầng giao thông.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.