Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi):

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

Đó là đề nghị được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên thảo luận toàn thể về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều 7.11.

Có lộ trình chuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang thị trường điện cạnh tranh

Theo ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh), dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá cho từng loại hình năng lượng khác nhau và cho từng khu vực.

dbqh-thach-phuoc-binh-tra-vinh.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như: giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý, nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về giá điện và quy trình điều chỉnh giá điện. Ngoài ra, các quyết định điều chỉnh giá điện cần được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) cũng đề nghị, để bảo đảm tính minh bạch của giá điện, cơ quan soạn thảo cần làm rõ căn cứ, nguyên tắc xây dựng biểu giá điện như: phí đầu tư, năng lượng truyền tải, sửa chữa nâng cấp, truyền tải điện, chi phí bảo dưỡng, bảo trì… Nghiên cứu cách xây dựng biểu giá điện của các nước trên thế giới đã tách bạch tương đối rõ về giá điện phục vụ công ích và những hoạt động mang tính chất thị trường.

dbqh-nguyen-thi-thu-thuy-binh-dinh-1.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy phân tích, người tiêu dùng cần có thông tin đầy đủ để hiểu rõ bản chất của sự việc để chia sẻ và đồng thuận. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng là người giám sát trực tiếp và điều tiết trực tiếp việc sử dụng điện của mình. Đây cũng là giải pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà dự thảo luật hướng đến.

Về giải pháp triển thị trường điện cạnh tranh, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, dự thảo Luật cần có lộ trình rõ ràng cho việc chuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang thị trường điện cạnh tranh. Bổ sung quy định cụ thể về các bước thực hiện mở cửa thị trường điện, bao gồm thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý công việc giám sát và điều phối thị trường điện nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch. Cùng với đó là đưa ra các quy định về kiểm soát độc quyền của các tập đoàn lớn trong ngành điện nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các nhà đầu tư mới.

Tách bạch giữa kinh doanh với quản lý nhà nước

ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) lưu ý, nếu sửa đổi toàn diện như dự thảo Luật, với thực trạng hiện nay của ngành điện, nhiều nội dung đưa ra chưa tạo được hành lang thông thoáng, căn cứ pháp lý mạnh mẽ để phát triển ngành điện, đáp ứng yêu cầu to lớn của sự phát triển đất nước, nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân. Vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi liên quan đến ngành điện như: giá điện, mua bán điện, phát điện và hòa điện lên lưới của các nhà máy ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bù chéo, ranh giới giữa kinh doanh với thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội...

tran-huu-hau-tay-ninh.jpg
ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh). Ảnh: Lâm Hiển

"Có nhiều nguyên do, nhưng nguyên do căn bản là chúng ta chưa có thị trường điện cạnh tranh thực sự". Nhấn mạnh điều này, đại biểu Trần Hữu Hậu chia sẻ, cách đây 20 năm, với tư cách là thành viên của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khóa XI tham gia thẩm tra Luật Điện lực, một vấn đề ông đặc biệt quan tâm là xây dựng, hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh.

Khi đó, nhiều người cũng chưa hình dung làm sao có thể cạnh tranh khi điện là hàng hóa đặc biệt, các nhà máy sản xuất ra hòa chung lên lưới đưa đến từng công xưởng, từng hộ dân, không thể phân biệt được điện năng sử dụng của nhà sản xuất nào và mỗi nhà máy không thể xây lắp một hệ truyền tải điện riêng để bán rộng rãi sản phẩm của mình.

"Thế nhưng, thông qua Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, chúng tôi mới biết ở đây có thể biết rõ từng nhà máy, từng tổ máy trong nhà máy phát điện như thế nào ở thời điểm hiện tại hoặc trong một thời gian bất kỳ. Do đó, Trung tâm này có thể điều hành tăng, giảm công suất phát điện của từng nhà máy cho phù hợp với tiêu thụ của các phụ tải. Lãnh đạo Trung tâm cũng cho biết, với thông tin và sự điều độ của trung tâm, các đại lý mua bán điện khu vực hoàn toàn có thể mua điện trực tiếp của bất kỳ nhà máy nào", đại biểu Trần Hữu Hậu nói.

Tuy nhiên, cho đến nay, "một thị trường điện cạnh tranh thực sự có vẻ vẫn rất mờ nhạt". Nêu nhận định này, đại biểu Trần Hữu Hậu phân tích, theo Luật Điện lực hiện hành, thị trường cạnh tranh có 3 cấp độ:

Cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh với sự phát triển bùng nổ của đầu tư tư nhân, sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản vào thị trường. Nhưng phát triển cạnh tranh được không, khi hầu hết điện sản xuất ra đều phải hòa lưới truyền tải điện trên lưới điện do một công ty 100% vốn EVN quản lý và vận hành và họ chỉ có thể bán điện cho các công ty 100% vốn EVN.Cấp độ 2 thị trường buôn bán điện cạnh tranh, nhưng “buôn bán điện có cạnh tranh thật không khi cả 5 đầu mối mua bán buôn hiện tại đều là Tổng công ty 100% vốn EVN?". Cấp độ 3, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, song đến tháng 8.2020, Bộ Công thương mới phê duyệt Đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cho đến nay kết quả còn khiêm tốn.

"Cả 3 cấp độ trên đều là “bề nổi” của thị trường điện cạnh tranh. Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, góp phần gỡ những “rối rắm” hiện nay của ngành điện, thì phải thay đổi triệt để theo đúng hướng mà Đảng, Chính phủ đã chỉ rõ là tách bạch thực sự ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia”, đại biểu Trần Hữu Hậu nhấn mạnh.

Ngành điện là ngành đặc biệt, liên quan đến an ninh năng lượng của đất nước, Nhà nước phải nắm rõ, nắm vai trò chủ đạo, quản lý và điều hành tổng thể, chặt chẽ, nhưng ba khâu trên phải tách bạch, đồng thời, phải tách bạch giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

Sau 20 năm, “trái tim” của hệ thống điện quốc gia, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia mới chính thức tách ra khỏi EVN chuyển về Bộ Công thương vào tháng 8.2024 còn đang lo ổn định tổ chức, nhân sự. “Mạch máu” của hệ thống điện quốc gia, tức là hệ thống truyền tải điện đang thuộc Tổng công ty truyền tải điện quốc gia vẫn trực thuộc EVN.

“Trong khi đó, những sửa đổi trong dự thảo Luật lần này chưa đủ mạnh để có thể giúp cho thị trường điện cạnh tranh vận hành thực sự cạnh tranh, công khai, minh bạch và công bằng, góp phần quyết định cho sự phát triển mạnh, bền vững của ngành điện Việt Nam”.

Do vậy đại biểu Trần Hữu Hậu đề nghị, nếu thông qua tại kỳ họp này thì chỉ nên tập trung vào những vấn đề thực sự cấp thiết đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, làm cơ sở thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Nếu sửa đổi toàn diện cần có sự nghiên cứu sâu và xem xét kỹ hơn, nên cần thông qua tại 2 kỳ họp.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, chúng ta đã phát điện cạnh tranh, hiện nay 52% là các nhà đầu tư ngoài nhà nước. Chúng ta cũng vừa ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp, sửa các quy định về giá bán lẻ như giá hai thành phần, khung giá theo giờ…

“Chúng ta không thể hoàn toàn theo cơ chế thị trường, vì có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên đầu vào có cao đến bao nhiêu thì đầu ra vẫn phải kiểm soát để bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.