Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Bài cuối: “Một cột mốc vàng” - đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - “một cột mốc vàng” - đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; là nguồn cổ vũ to lớn và sâu sắc đối với các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Những đổi thay của lịch sử dân tộc và thế giới sau 70 năm qua càng làm rạng rỡ hơn tầm vóc và sự ảnh hưởng rộng lớn, sâu xa của chiến thắng vĩ đại này.

Hiện thân vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam

Điện Biên Phủ là hiện thân sinh động và là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của chân lý độc lập dân tộc, tính tự tôn và tự cường dân tộc, khí phách bất khuất và tấm lòng nhân văn Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời đại mới. Đó là hiện thân vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, toàn quân với hơn 20 triệu đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài, của trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam vì độc lập tự do, của ý chí Việt Nam “chúng chí thành thành” bất diệt, của tinh thần Việt Nam tự lực, tự cường… được hun đúc suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Chiều 7.5.1954, Lá cờ
Chiều 7.5.1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Đó là hiện thân của trí tuệ Việt Nam kết tinh trong nền văn hóa quân sự nhân văn Việt Nam mà Quân đội ta, đứng đầu là Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, không ngừng phát triển sáng tạo, làm phong phú và nâng tầm cao văn hóa giữ nước Việt Nam. Đó chính là sự tổng hòa các nhân tố về tầm nhìn thời và thế, về tư duy chiến lược và sách lược chung quanh ta và đối phương, về lực lượng tổng hợp và lòng Dân, về phương thức đánh giặc và nghệ thuật tác chiến, về hậu cần và xử lý hậu chiến, về những bài học thành công và không thành công, về sức mạnh trong nước và sức mạnh ngoài nước…, hợp thành học thuyết quân sự giữ nước kết tinh tư chất, trí tuệ, bản lĩnh, khí phách, nghệ thuật và nhân văn làm nên bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam, với linh hồn là nghệ thuật chiến tranh nhân dân.

Đó là hiện thân cao cả của sự kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo và thống nhất giữa sức mạnh trong nước và sức mạnh ngoài nước, sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại; là hiện thân lấp lánh của khát vọng cháy bỏng và sức mạnh quật cường của cuộc đấu tranh không mệt mỏi của dân tộc Việt Nam; là nguồn cổ vũ các dân tộc nô lệ, lệ thuộc vùng dậy phá bỏ xích xiềng thực dân cũ và mới, giành lại quyền độc lập, quyền tự quyết dân tộc, quyền sống và quyền hạnh phúc của mình; góp phần cho và vì độc lập dân tộc, tự do, dân chủ cho con người của toàn thể nhân loại tiến bộ.

Đó không chỉ là chiến thắng mang tầm vóc của lịch sử quân sự chính nghĩa toàn cầu mà còn là bài học về quyền dân tộc độc lập bất khả xâm phạm, là biểu tượng về quyền con người thiêng liêng mang tầm vóc toàn nhân loại, là sự kết tinh và tỏa sáng Việt Nam hiến dâng mình cho khát vọng hòa bình vô giá cháy bỏng trên toàn thế giới.

“Điện Biên Phủ là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”[1]. “Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”[2].

70 năm trôi qua, Điện Biên Phủ - chiến thắng vĩ đại ấy - đi vào lịch sử không chỉ vì tầm vóc to lớn và sâu sắc mà còn có ý nghĩa dài lâu trên con đường phát triển của dân tộc và nhân loại. Cách nay chỉ dù tròn 70 năm kể từ đó, vượt qua thời gian chật hẹp và không gian giới hạn, tinh thần Điện Biên Phủ lan tỏa khắp hành tinh, góp phần làm “thay đổi số phận thế giới”, cổ vũ “các dân tộc thuộc địa ngẩng cao đầu”, mà cả nhiều trăm năm trước năm 1954, nhân loại tiến bộ và các dân tộc từng mò mẫm, vật vã kiếm tìm độc lập nhưng vẫn chưa thấy lối ra cho lịch sử của chính mình!

Nếu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, là sự kế thừa và phát triển truyền thống lịch sử, thể hiện nghệ thuật biết đánh và biết thắng của quân và dân ta đạt tới đỉnh cao sức mạnh dân tộc được tổ chức, động viên cao nhất, kết hợp nhuần nhuyễn với sức mạnh quốc tế trong thời đại mới bởi đường lối kháng chiến nhân dân đúng đắn và sáng tạo đã đánh sập chủ nghĩa thực dân cũ trong 56 ngày đêm, thì cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ dẫn tới thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - là sự kế thừa trực tiếp và to lớn của truyền thống Điện Biên Phủ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cuộc kháng chiến chống Pháp - bằng Điện Biên Phủ trên không đã kết liễu chủ nghĩa thực dân mới bằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng chỉ trong vẻn vẹn 55 ngày đêm.

Điện Biên Phủ năm 1954 trên bộ và “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, dù cách xa nhau 18 năm nhưng đều làm cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chung một số phận cáo chung ở Việt Nam!
Nói một cách hình ảnh, hai Điện Biên Phủ - một ở Tây Bắc trên mặt đất, một ở Hà Nội trên bầu trời đã khiến cả hai chủ nghĩa thực dân cũ và mới xâm lược Việt Nam cùng nếm trải một tâm trạng cay đắng: vừa nuốt nước miếng, vừa gạt nước mắt!   

Tiếp nối khí phách Điện Biên Phủ, vì sự phát triển bền vững của dân tộc

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam đang vững bước trong một thời kỳ mới của lịch sử: Đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, vì chủ nghĩa xã hội, suốt 38 năm. Hơn bao giờ hết, trước những thời cơ mới và đối diện với không ít thách thức mới trên con đường XHCN, truyền thống, tinh thần Điện Biên Phủ đã và đang tỏa sáng, sức mạnh của dân tộc kết hợp nhuần nhuyễn với sức mạnh thời đại.

Để xứng đáng với Điện Biên Phủ, dù trong mọi bất trắc, trước mọi sự đổi thay, cả dân tộc kiên định vững bước trên con đường độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là tầm nhìn chiến lược, quyết sách chính trị chiến lược của đất nước dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam; là lợi ích chiến lược, niềm tin chiến lược của 100 triệu đồng bào Việt Nam, dưới ánh sáng chân lý: “Không có gì quý hơn Độc lập tự do”, vì sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam.

Ngày 8.5.1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng truyền đến Geneva (Thụy Sĩ). Sáng sớm 8.5.1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 8.5.1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 8.5.1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng truyền đến Geneva (Thụy Sĩ). Sáng sớm 8.5.1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 8.5.1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Để xứng đáng với Điện Biên Phủ 1954 trên mặt đất, không kể một ai, đều phải nâng niu, gìn giữ và phát huy Quốc bảo Việt Nam: Lòng dân đại đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Thượng sách giữ nước là tự mình trở nên hùng cường, trên nền móng toàn dân đại đoàn kết, song hành với “khoan thư sức dân làm kế bền rễ sâu gốc” và nghệ thuật hóa giải mọi mầm họa, nguy cơ chiến tranh và xung đột; là giữ nước từ khi nước còn chưa nguy, giữ nước từ sớm và từ xa. Tiếp nối thật sự vẻ vang ngọn nguồn sức mạnh quật khởi và khí phách của dân tộc ta trải mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khí phách Điện Biên Phủ, dân tộc ta tiếp tục vững bước trên hành trình đổi mới XHCN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. 

Để xứng đáng với Điện Biên Phủ, toàn thể dân tộc trong thì hòa thuận, thống nhất Đảng với toàn Dân, triệu đồng bào như một vì đất nước độc lập, lấy tự tôn, tự cường dân tộc làm căn bản; ngoài thì bốn biển năm châu, trước sau vẹn nguyên, tôn vinh tình đoàn kết, hữu ái, “không gây thù oán với một ai”…, phát triển bản lĩnh, cốt cách, trí tuệ và tấm lòng nhân văn Việt Nam trong thời đại mới.

Để xứng đáng với Điện Biên Phủ, với tư cách là “Bộ tham mưu cách mạng của dân tộc”, Đảng nguyện luôn “là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, là hòa bình, ấm no”; mỗi cán bộ, đảng viên luôn giữ vững đức tin làm căn bản, trau dồi đức hạnh và rèn giũa đức hạnh làm đầu, xứng đáng là “đứa con nòi của Nhân dân”, đặng không hổ thẹn với lịch sử, quyết không vong ơn bội nghĩa với ông cha, với bạn bè quốc tế và không ai được làm nhơ bẩn "máu đào xương trắng" và “tiếng thét tự do” của hàng vạn anh hùng, chiến sĩ và đồng bào ta khắp Bắc - Trung - Nam… đã hiến dâng cho một Điện Biên Phủ bất diệt!

Vượt qua 70 năm hữu hạn, nhân lên Điện Biên Phủ của miền Tây Bắc Tổ quốc, với hào khí Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam càng vững bước trên con đường XHCN cùng nhân loại tiến bộ viết tiếp những trang lịch sử mới của chính mình, như 20 triệu đồng bào đã từng viết trọn 70 năm qua.

Và, hơn lúc nào hết, hiện nay và tương lai, lịch sử nhân loại tranh đấu vì độc lập dân tộc và tự do vẫn hết sức gập ghềnh nhưng đang tiến bước không gì cản nổi, dù trong một thế giới “phẳng” và không phẳng đang giăng đầy những cạm bẫy nô lệ và phụ thuộc mới sinh tử khắp hoàn cầu. Chừng nào còn chủ nghĩa tư bản với sự cả gan mưu đồ nô dịch toàn nhân loại hôm qua, hôm nay và ngày mai, thì chừng đó Điện Biên Phủ vẫn nguyên vẹn là nỗi ám ảnh và sự khiếp đảm của những thế lực rắp mưu “xâm lấn khắp hoàn cầu”.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không cần tô vẽ, bất chấp mọi sự bôi nhọ hay phỉ báng, tự nó tỏa sáng tầm vóc thời đại.

Thay cho vĩ thanh, xin biên lại lời một người Pháp, ký giả Giuyn Roa, về Điện Biên Phủ, rằng: “Đó là một trong những thất bại lớn của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện Điện Biên Phủ vẫn còn đang âm vang”.

Điện Biên Phủ vì chân lý muôn đời: Một thế giới hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, phồn vinh và tiến bộ không ngừng.

-----------------------------------

[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.14, tr.315

[2]Hồ Chí Minh: Sđd, t.14, tr.271

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.