Bài 3: Xu hướng cấm sử dụng sản phẩm nhựa trên thế giới

Lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần đã và đang có hiệu lực tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lệnh cấm đồ nhựa đa số đều tập trung vào các mặt hàng thường thấy trong môi trường như túi nilon, ống hút nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, hộp nhựa... các sản phẩm khó tái chế.

New Zealand: Thêm nhiều loại nhựa sử dụng một lần bị cấm từ 1.10.2022

New Zealand có lẽ là quốc gia mới nhất mở rộng phạm vi lệnh cấm đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần. Bắt đầu từ ngày 1.10.2022, các sản phẩm như tăm bông nhựa dùng một lần, dụng cụ khuấy đồ uống và hầu hết các khay đựng thịt bằng nhựa, Bao bì bán lẻ thực phẩm và đồ uống bằng polystyrene mở rộng (chẳng hạn như hộp đựng bằng xốp mang đi hoặc một số cốc mì ăn liền), nhựa có chất phụ gia khiến chúng phân mảnh thành vi nhựa… đều nằm trong số các loại nhựa sử dụng một lần bị cấm bán hoặc sản xuất.

Bộ trưởng Môi trường David Parker cho biết, đây là nhóm đầu tiên trong số các sản phẩm nhựa có vấn đề nhất bị cấm trong một giai đoạn dần dần trong vòng ba năm tới. Vào giữa năm 2023, nhóm đồ nhựa dùng một lần tiếp theo sẽ bị loại bỏ sẽ bao gồm đĩa nhựa dùng một lần, bát, dao kéo, túi nhựa dùng một lần và nhãn sản phẩm không thể phân hủy. Bao bì thực phẩm và đồ uống bằng PVC và polystyrene khác sẽ bị cấm từ giữa năm 2025.

Trước đó, New Zealand chính thức cấm túi nhựa dùng một lần, đồng thời đưa ra mức phạt nặng đối với các doanh nghiệp cố tình cung cấp sản phẩm này. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2019. Những chiếc túi nhựa dùng một lần được xác định là bất kỳ loại túi nhựa nào có quai xách và có độ dày ít hơn 70 micromet. Trong khi đó, các loại túi mua hàng bằng nhựa ở khu vực trái cây và rau củ cùng 1 số khu vực nhất định trong siêu thị là loại túi duy nhất được miễn trừ.

Theo đó, các công ty tại New Zealand nếu vi phạm lệnh cấm nói trên sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng, có thể lên tới 100.000 đô la New Zealand (tương đương 67.000 USD).

Châu Âu: Cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần từ năm 2021

Một đạo luật về cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đã được Nghị viện của khối liên minh (EP) thông qua với 571 phiếu thuận, 53 phiếu trống và 34 phiếu trắng vào ngày 24.10.2019.

Đạo luật cấm các sản phẩm có trong danh mục gốc 10 sản phẩm nhựa dùng một lần do Ủy ban châu Âu (EC) lập ra, trong đó có ống hút, tăm bông hay que gài bóng bay. Mục tiêu đến năm 2025, các nước EU sẽ thu gom 90% các chai lọ đựng đồ uống và các loại nhựa khác để tái chế.

Bên cạnh đó, đạo luật cũng kêu gọi tới năm 2025, các nước giảm ít nhất 5% các sản phẩm nhựa không thể tái chế; giảm 50% rác thải từ các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các đầu lọc thuốc lá bằng nhựa, và phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ này lên mức 80%.

Không những vậy, đạo luật còn mong muốn các nước EU bảo đảm ít nhất 50% ngư cụ đánh bắt cá chứa nhựa bị mất hoặc bị vứt bỏ sẽ được thu gom hàng năm. Song song với đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, tái chế ít nhất 15% ngư cụ đánh bắt cá - hiện chiếm 27% trong tổng số rác thải trên các bãi biển châu Âu. Các doanh nghiệp sản xuất ngư cụ và thuốc lá sẽ chi trả chi phí thu gom rác từ các loại sản phẩm này.

Ấn Độ: Cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần từ năm 2022

Lệnh cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần được Chính phủ Ấn Độ sau một nghị quyết năm 2019 nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở nước này. Lệnh cấm này áp dụng đối với hầu hết các loại nhựa dùng một lần bao gồm: túi đựng hàng tạp hóa, bao bì thực phẩm, chai lọ và ống hút chỉ được dùng một lần trước khi vứt bỏ hoặc được tái chế… có hiệu lực từ ngày 1.7.2022.

Các nhà hoạt động môi trường cho rằng việc thực thi mới là chìa khóa để lệnh cấm đạt hiệu quả. Họ cho rằng, New Delhi cũng cần giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống quan trọng như chính sách điều chỉnh việc sử dụng các chất thay thế nhựa, tăng cường tái chế và quản lý phân loại rác tốt hơn.

Bà Swati Singh Sambyal, một chuyên gia quản lý chất thải độc lập tại New Delhi cho rằng: "Ấn Độ phải củng cố hệ thống của mình trên cơ sở để bảo đảm tuân thủ, đồng thời bảo đảm rằng lệnh cấm được thực thi trong toàn ngành và các lĩnh vực liên quan khác".

Nhật Bản: Giảm 12 loại sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Chính phủ Nhật Bản đã bắt buộc các doanh nghiệp phải giảm 12 loại sản phẩm bằng nhựa dùng một lần từ tháng 4.2022. Động thái trên căn cứ vào một đạo luật vừa có hiệu lực từ tháng 6.2021 nhằm cắt giảm rác thải nhựa tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Các chủ doanh nghiệp phải có thể chọn biện pháp thực hiện, trong đó có việc chấp nhận đóng phí khi sử dụng các loại sản phẩm trên và chuyển đổi sang các sản phẩm tái chế.

Các loại đồ nhựa dùng một lần gồm thìa nhựa, ống hút nhựa, dao, dĩa, lược, bàn chải đánh răng, hộp sữa tắm và móc treo quần áo… Quy định mới sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm này với số lượng lớn như các cửa hàng tiện lợi, khách sạn, tiệm giặt là và công ty giao bánh pizza…

Các chủ doanh nghiệp cũng sẽ được đề nghị triển khai các hình thức như tặng điểm cho những khách hàng từ chối sử dụng những món đồ gây ô nhiễm môi trường nói trên, và thay việc hỏi khách hàng xem có cần sử dụng đồ nhựa hay không thành câu hỏi chuẩn khi tiếp khách. Các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu mới sẽ được khuyến cáo hoặc yêu cầu thay đổi thói quen của mình.

Đài Loan (Trung Quốc): Cấm ống hút dùng một lần

Từ năm 2019, lệnh cấm sử dụng ống hút nhựa dùng một lần tại Đài Loan cũng chính thức có hiệu lực. Với lệnh cấm này, những người đặt hàng mang đi hoặc giao hàng ống hút nhựa sẽ nhận được khoản bồi thường từ việc không sử dụng sản phẩm này nữa.

Việc ngưng sử dụng ống hút nhựa sẽ áp dụng cho các cơ quan của Chính phủ, trường học, cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và chuỗi thức ăn nhanh. Những người vi phạm trước tiên sẽ nhận được cảnh báo và bị phạt từ 1.200 Đài tệ (38 USD) đến 6.000 Đài tệ nếu vi phạm tiếp tục diễn ra.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cũng khuyến nghị rằng khoảng 8.000 cửa hàng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nên áp dụng các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như ống hút làm từ giấy, nhựa có thể phân hủy sinh học, tre, thép không gỉ hoặc silicone, cũng như cung cấp cốc không có ống hút. Ước tính lệnh cấm mới sẽ cắt giảm số lượng ống hút được tiêu thụ ở Đài Loan, một con số đáng kinh ngạc 3 tỷ mỗi năm.

Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

Nguồn: ITN
Quốc tế

KOL phải trải nghiệm sản phẩm mình quảng cáo

Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cụ thể liên quan đến việc những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng (Key Opinion Leader - KOL) tham gia vào các hoạt động quảng cáo trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, quy định mới yêu cầu KOL phải thực sự trải nghiệm sản phẩm khi quảng cáo cho sản phẩm đó.

Trung Quốc quản lý chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo pop-up
Quốc tế

"Lập lại trật tự" thị trường quảng cáo trực tuyến

Tổng cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã ban hành các Biện pháp mới về quản lý quảng cáo trên internet (sau đây gọi là Biện pháp mới), có hiệu lực từ ngày 1.5.2023, được kỳ vọng sẽ giúp “lập lại trật tự” các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội và quảng cáo trên internet, vốn đang trở nên khó kiểm soát trong thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử.